Khủng hoảng kinh tế chu kỳ 10 năm: Giờ G đã điểm?

Trương Khắc Trà 05/09/2018 04:30

Nếu nhìn lại những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới đây là 1987, 1997, 2008, và dự báo một vài năm tới cho thấy “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” có thể xảy ra.

Cách đây đúng 10 năm (2008), nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng "đói" tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới "đói" tín dụng ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước.

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%; Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản; Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merril Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns - nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD; ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ

Khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ

Đó là những diễn biến ở các định chế tài chính hàng đầu thế giới, gây ra tác động xấu đến thị trường tài chính thứ cấp trên toàn cầu.

Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta chỉ hơn 90 tỷ USD một chút xíu, nhưng cũng phải nhận nhiều quả đắng từ khủng hoảng. Có thể nói năm 2008 là năm đặc biệt với kinh tế Việt Nam, vừa đối mặt với khủng hoảng giá nhiên liệu, lương thực, sắt thép, vừa chống chọi với khủng hoảng địa ốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Thế giới có thể đối mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Thế giới có thể đối mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    06:30, 03/09/2018

  • Tăng thuế quan tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Tăng thuế quan tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    04:30, 07/06/2018

  • Tái diễn nguy cơp/khủng hoảng tài chính

    Tái diễn nguy cơ khủng hoảng tài chính

    11:05, 24/06/2018

  • Nguy cơ khủng hoảng tài chính châu Á

    Nguy cơ khủng hoảng tài chính châu Á

    20:00, 09/05/2018

  • Thế giới học được gì 10 năm sau khủng hoảng tài chính

    Thế giới học được gì 10 năm sau khủng hoảng tài chính

    07:35, 22/03/2018

  • Bong bóng Bitcoin vỡ sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu?

    Bong bóng Bitcoin vỡ sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu?

    11:24, 05/12/2017

 Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào 60% vốn đầu tư, lại vừa gia nhập WTO được 2 năm nên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến Việt Nam, mặc dù chậm hơn vì thời điểm đó thị trường tài chính nước ta chưa rộng cửa và có biện pháp dự phòng rủi ro.

Từ khi nhân loại bước vào thời kỳ kinh tế thị trường (nối tiếp kinh tế tự nhiên), khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra quy luật khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ. Thời gian lặp lại có thể khác nhưng bản chất như nhau.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 sẽ quay lại, như nhận xét của tỷ phú Bill Gates, cũng như cảnh báo mới đây của Ngân hàng thế giới (WB). Tuy nhiên vài tháng còn lại của năm 2018 và phía trước là năm 2019 khủng hoảng chưa thể “ghé thăm”.

Nếu nhìn lại những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới đây là 1987, 1997, 2008, và dự báo một vài năm tới cho thấy “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” có thể xảy ra. 

Mặc dù dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng đã xuất hiện, đó là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đây là rủi ro tiềm ẩn khơi mào khủng hoảng kinh tế, bởi cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất đã và đang ảnh hưởng sâu rộng nhất trên toàn thế giới.

Hàng trăm tỷ USD hàng hóa bị áp thuế rất cao, nhưng hệ quả rõ rệt của hai bên để phát sinh khủng hoảng kinh tế thế giới thì chưa thấy. Về cơ bản chiến tranh thương mại chỉ mới xảy ra trên bình diện giữa “hai quốc gia”, đó là màn dạo đầu giữa Washington và Bắc Kinh.

Nói vậy có nghĩa, vẫn chưa thấy cuộc chiến giáp lá cà giữa các công ty, tập đoàn lớn với nhau; bước tiến tiếp theo là làn sóng phá sản, đóng cửa dưới lưỡi hái tử thần mang tên “thuế”, gây ra tình trạng khan hiếm việc làm; đổ nợ dây chuyền tác động đến những quốc gia còn lại.

Nếu không thể kiểm soát được chiến tranh thương mại, thì rất có thể khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ hiện thực nhiều hơn, tạo ra thách thức lẫn cơ hội cho các "bên thứ ba" như Việt Nam.

So với năm 2008, quy mô kinh tế Việt Nam tăng hơn 2 lần, nhiều “nút thắt” hội nhập được gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc một khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế, Việt Nam bị ảnh hưởng nhanh hơn, rộng hơn và hệ quả lớn hơn.

Ổn định kinh tế vĩ mô và minh bạch thị trường tài chính, giảm sự phụ thuộc vào USD là những bước đi góp phần ứng phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng trên tất cả là từng bước tự chủ nền kinh tế, bớt phụ thuộc vào nguồn vốn FDI, bớt phụ thuộc vào những thị trường bấp bênh như Trung Quốc...

Trương Khắc Trà