IMF: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại

Ngọc Anh 13/11/2018 13:01

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2018- 2019 có thể chỉ bằng mức tăng trưởng của năm 2017.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2018- 2019 có thể chỉ bằng mức 3,7% của năm 2017

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2018- 2019 có thể chỉ bằng mức 3,7% của năm 2017

Theo IMF, điều kiện tài chính toàn cầu đang có xu hướng thắt chặt hơn, lãi suất cơ bản của Mỹ tăng cao hơn, USD mạnh hơn, biến động thị trường tài chính toàn cầu phức tạp hơn đã và đang tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng trì trệ ở các nền kinh tế lớn

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2018- 2019 có thể chỉ bằng mức 3,7% của năm 2017, nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế lớn đang xấu đi.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu?

    Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu?

    02:00, 13/10/2018

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực mới trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu

    Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực mới trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu

    17:35, 13/09/2018

  • Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại

    Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại

    04:01, 09/09/2018

  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu có lặp lại từ kịch bản cũ?

    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu có lặp lại từ kịch bản cũ?

    22:41, 04/09/2018

  • Thế giới có thể đối mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Thế giới có thể đối mặt khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    06:30, 03/09/2018

  • Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

    Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

    17:06, 03/08/2018

  • Tăng thuế quan tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Tăng thuế quan tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    04:30, 07/06/2018

  • Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sớm bị chệch hướng bởi sự mạnh lên của đồng USD

    Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sớm bị chệch hướng bởi sự mạnh lên của đồng USD

    20:24, 05/04/2018

Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể vẫn đạt mức 2,9%, nhưng sẽ giảm xuống khoảng 2,5% trong năm tới do tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và FED tăng lãi suất cơ bản cao hơn.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ấn định đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay giữa 2 nước bên lề Hội nghị thượng định G20 tại Argentina vào cuối tháng này, nhưng kết quả không được giới chuyên gia đánh giá cao.

Theo IMF, chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế Trung Quốc, khiến GDP của nước này có thể chỉ đạt 6,2% năm 2019, so với mức dự báo 6,6% năm 2018.

IMF cho rằng, triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng không mấy khả quan, do điều kiện tài chính bị thắt chặt, căng thẳng địa chính trị…

“GDP ở khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ giảm xuống mức 1,9% năm 2019, so với mức 2,9% năm 2018”, IMF nhận định.

Lạc quan về khu vực Trung Đông

Mặc dù giá dầu đã và đang có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua, nhưng IMF vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, IMF cảnh báo những bất ổn tiềm ẩn trong khu vực này.

IMF dự báo, các nhà xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan và Pakistan, được gọi là MENAP, sẽ có những cải thiện đáng kể trong cân đối cán cân tài khoản vãng lai và tài khóa trong giai đoạn 2018- 2019.

Theo đó, IMF dự báo thâm hụt tài khóa của các nước xuất khẩu dầu mỏ khu vực Trung Đông có thể sẽ giảm từ 118 tỷ USD năm 2017 xuống còn khoảng 41 tỷ USD trong năm nay, sau đó có thể giảm xuống 3 tỷ USD năm 2019.

“Kinh tế của các nước MENAP sẽ tăng trưởng tích cực trong năm nay và năm tới. Theo đó, GDP của các quốc gia này sẽ tăng trưởng bình quân 4,5% trong năm 2018, so với mức 4,1% năm 2017”, IMF nhận định.

Tuy nhiên, IMF cho rằng, triển vọng tích cực nói trên không phổ biến ở cả khu vực Trung Đông. Lệnh trừng phạt của Mỹ đối Iran có thể sẽ đẩy lạm phát của quốc gia này lên hơn 40% trong thời gian tới.   

Ngọc Anh