Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu?

Việt Nga 13/10/2018 02:00

Bộ trưởng Tài chính của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) hy vọng kỳ họp lần này có thể giúp giải quyết các căng thẳng thương mại của một số các thành viên.

Các Bộ trưởng Tài chính của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã gặp nhau bên lề Hội nghị thường niên của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết những bất đồng về thương mại giữa một số thành viên, do những căng thẳng này đã bắt đầu có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, cũng như thị trường tài chính.

Chủ tịch nhóm họp này là Bộ trưởng tài chính Argentina – ông  Nicolás Dujovne. "Chúng tôi đồng ý rằng thương mại quốc tế là một động cơ quan trọng cho tăng trưởng và chúng tôi cần phải giải quyết những căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường và biến động thị trường", ông Dujovne cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Argentina Nicolas Dujovne giải thích kết quả của cuộc họp G-20, ông chủ trì tại Bali, Indonesia, vào ngày 12 tháng 10. © Reuters

Bộ trưởng Tài chính Argentina - ông Nicolas Dujovne chủ trì cuộc họp G-20 tại Bali, Indonesia ngày 12 tháng 10. (Ảnh: Reuters)

Cuộc họp G20 lần này được diễn ra trong bối cảnh Indonesia và nhiều nền kinh tế mới nổi khác đang vật lộn trong sự ảnh hưởng ngày càng tăng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông Dujovne nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán giữa các bộ trưởng thương mại G20 vào tháng trước là “cực kỳ thành công”, và ông này cũng tái khẳng định tầm quan trọng của thương mại và thị trường mở.

Có thể bạn quan tâm

  • IMF cảnh báo về kinh tế thế giới

    IMF cảnh báo về kinh tế thế giới

    11:24, 12/10/2018

  • WB: Tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8%

    WB: Tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8%

    11:46, 04/10/2018

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    15:39, 11/06/2018

Một quan chức Nhật Bản giấu tên đã nói sau buổi họp của nhóm G20, rằng “hầu hết các quốc gia thành viên G20 đều thừa nhận rằng những mâu thuẫn thương mại đang làm gia tăng nguy cơ, không những đối với những quốc gia đang phát triển, mà còn đe dọa sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu”. Vị quan chức này cũng khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi cần phải chú ý đến việc tỷ giá tuột dốc của các đồng nội tệ.

Tổng thống Indonesia – ông Joko Widodo phát biểu tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Thường niên IMF-WB, rằng “nền kinh tế thế giới đang ẩn chứa rất nhiều bất ổn. Một “mùa đông ảm đạm” đang chờ đón chúng ta”. Indonesia như ngồi trên đống lửa khi đồng nội tệ Rupiah của quốc gia này lao dốc không phanh, và chạm đáy kể từ khủng hoảng tài chính 1998. Bên cạnh đó, lãnh đạo quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới còn phải đối mặt với làn sóng các nhà đầu tư quốc tế rút khỏi nước này.

Các bộ trưởng tài chính G-20 và thống đốc ngân hàng trung ương đặt ra vào ngày 12 tháng Mười khi các cơn bão kinh tế toàn cầu tụ tập.

Các Bộ trưởng Ttài chính G-20 và Thống đốc ngân hàng trung ương trong cuộc họp bên lề Hội nghị Thường niên IMF - WB

Tổng thống Mỹ Donald Trump, phát biểu trên truyền hình Mỹ ngày 11/10 (theo giờ Mỹ) rằng ông có nhiều biện pháp để làm “tổn thương” nền kinh tế Trung Quốc. Cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nhóm G20 ở Buenos Aires, Argentina, vào cuối tháng 11 năm nay. Cuộc gặp được cho là nhằm tìm ra hướng giải quyết cho chiến tranh thương mại đang leo thang và phá hoại mối quan hệ song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo lời cố vấn Larry Kudlow của Nhà Trắng.

Giám đốc điều hành IMF – bà Christine Lagarde, trong cuộc họp G20 tại Indonesia lần này đã cảnh báo nền kinh tế toàn cầu “có lẽ không đủ mạnh” để chịu đựng một cuộc chiến thương mại gay gắt hơn nữa. Bà Lagarde nhấn mạnh: “Nếu những căng thẳng này tiếp tục leo thang, nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể”. Trong một báo cáo mới đây của IMF, các nhà nghiên cứu của tổ chức này dự báo rằng, nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á có thể giảm 0.9 điểm phần trăm trong những năm tới. “Nếu căng thẳng thương mại tiếp tục gia tăng, điều này có thể làm suy yếu niềm tin, làm tổn thương thị trường tài chính, cũng như làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Trong khuôn khổ Hội nghị Thường niên IMF-WB lần này, lãnh đạo Liên Hợp Quốc, IMF và WB đánh giá cao nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), trong đó nêu Việt Nam là một điển hình. Trước các biến động khó lường của kinh tế thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị IMF, WB hợp tác và tư vấn cho các nước ASEAN xây dựng một cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực để giúp nâng cao năng lực tự cường và thích ứng của kinh tế ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO