Cơ hội kinh tế lớn “tiềm ẩn”
Mặc dù Thượng định Mỹ- Triều không có tuyên bố chung, nhưng nhiều chuyên gia kỳ vọng 2 quốc gia này sẽ đạt được thỏa thuận ở các cuộc họp kế tiếp, mở đường cho việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo diễn ra sau Hội nghị thượng định Mỹ- Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông hy vọng sẽ sớm có cuộc gặp tiếp theo với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tiềm năng ở thì tương lai
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt trước khi nghĩ đến việc giải giáp cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, nhưng đó là điều ông Trump không muốn! Đây là nguyên nhân chính dẫn tới 2 bên không có tuyên bố chung.
Diễn biến này đẩy Bình Nhưỡng vào tình thế khó hơn Washington, vì áp lực phát triển kinh tế ngày một cấp bách. Liệu rằng ông Kim có thể tìm ra hướng đi mới mà chưa phải gấp rút thu xếp một cuộc gặp lần thứ 3 với ông Trump?
Nhưng bất luận thế nào Triều Tiên vẫn là một trong những quốc gia ít mở cửa nhất thế giới, điều này phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử của họ và chính sách ngoại giao với các cường quốc. Bình Nhưỡng đang gặp rất nhiều khó khăn bởi lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên Hợp Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại Triều Tiên?
12:00, 28/02/2019
[Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Thừa nghệ thuật, thiếu niềm tin
18:00, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Kết thúc hụt hẫng vì thiếu tuyên bố chung
15:35, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Diễn biến khó lường!
13:00, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Sẵn sàng cho phi hạt nhân hóa?
13:00, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều]: Thấy gì từ phát biểu "nóng" của ông Trump?
11:20, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] D. Trump "chấp nhận lộ trình phi hạt nhân hóa chậm"
10:46, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Những "quân bài" triển vọng
08:35, 28/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Cuộc hòa giải lịch sử!
05:30, 28/02/2019
Đó là lý do đầu tiên để có Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 tại Hà Nội. Mặc dù không có tuyên bố chung nhưng hai bên tiến thêm một bước quan trọng và cụ thể hơn Hội nghị lần 1 ở Singapore. Do đó, thỏa thuận lịch sử Mỹ- Triều được kỳ vọng sẽ đạt được trong tương lai, qua đó Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận với Triều Tiên, giúp Bình Nhưỡng mở cửa hội nhập phát triển kinh tế.
Triều Tiên có nhiều điểm hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài. Quốc gia này nằm ở giữa chuỗi cung ứng lớn của châu Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật bản. Ngoài ra theo ước tính từ Hàn Quốc do Quartz công bố, Triều Tiên đang sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản trị giá 10.000 tỷ USD, nguồn lao động giá rẻ hơn bất cứ nơi nào do khan hiếm việc làm sau mấy thập kỷ bị cấm vận, hoàn toàn có khả năng trở thành trung tâm sản xuất của châu Á.
Triều Tiên có nhiều tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, như giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động giá rẻ dồi dào, nằm giữa chuỗi cung ứng lớn của châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc...
Trong số rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền vào Triều Tiên, các nhà đầu tư từ Việt Nam đang có lợi thế lớn, bởi vì mô hình đổi mới của nước ta đang hấp dẫn ông Kim Jong-un, có thể đây là bước đi đầu tiên sau khi Bình Nhưỡng được dỡ bỏ cấm vận.
Theo PGS.TS Võ Trí Hảo (Đại học kinh tế TPHCM), so với việc hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ thì hợp tác với Việt Nam vừa tầm và an toàn chính trị hơn rất nhiều đối với Triều Tiên. “Ở giai đoạn đầu, chỉ có một đối thủ cạnh tranh xứng tầm với Việt Nam ở Triều Tiên, đó là Malaysia”, ông Hảo nhận định.
Cơ chế tại Triều Tiên đã sẵn sàng
Văn hóa, phong tục sở tại có vai trò rất quan trọng với nhà đầu tư nước ngoài, thực tế chứng minh đây là “cánh cửa” đầu tiên phải vượt qua nếu muốn các thương vụ đầu tư dài hạn thành công. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ tích cực tìm hiểu, chủ động đón đầu cơ hội, dự báo cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc.
So với Việt Nam, Trung Quốc đang có lợi thế hơn, bởi Bắc Kinh đang là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng, đồng thời đang phụ thuộc nhau rất chặt chẽ về mặt chính trị. Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia láng giềng tương đồng về văn hóa, con người với Triều Tiên.
Thêm một điểm không thể bỏ qua là Triều Tiên đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Luật góp vốn liên doanh… từ năm 1992. Những đạo luật này khá thông thoáng, cho phép đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, khoa học công nghệ viễn thông, du lịch, thương mại và dịch vụ tài chính.
Đặc biệt, các đạo luật này khuyến khích và ưu đãi đặc biệt (bao gồm miễn thuế và ưu đãi cho vay) cho đầu tư vào các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế, phát triển tài nguyên thiên nhiên và xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Đầu tư nước ngoài tại Triều Tiên có thể dưới hình thức liên doanh cổ phần (habyongsa), liên doanh hợp đồng (hapjasa) hoặc công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài.
Một trong những quy định mới trong Luật đầu tư nước ngoài của Triều Tiên được công bố trong thời gian qua là việc tạo ra các Khu kinh tế và thương mại tự do (FTZs) trong lãnh thổ của Triều Tiên. Các FTZs được dự định là khu vực miễn thuế cho việc nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Triều Tiên thực sự là mảnh đất đầu tư giàu tiềm năng về con người, thể chế và khát vọng mở của phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiềm năng ấy có được khai mở hay không còn phụ thuộc vào mối quan hệ của họ với Mỹ.