Xu hướng của giá dầu thế giới trong năm 2020

An Chi 19/12/2019 07:10

Trong bối cảnh thế giới đang dần khép lại một năm 2019 đầy biến động, tổng quan thị trường dầu mỏ một năm qua và dự báo xu hướng năm 2020 trở thành chủ đề mà giới đầu tư đặc biệt quan tâm.

Năm 2019, giá dầu thô thế giới đã thấp hơn một phần mười so với cùng kỳ năm trước. Lý do chính của việc tuột dốc này, được cho là do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế châu Á vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, trong khi đó châu Á lại là khu vực có mức tăng trưởng nhanh về tiêu dùng và người tiêu dùng vốn nhạy cảm về giá, chắc chắn sẽ không thể chủ quan về tình hình giá dầu thế giới trong năm 2020.

Giới dự báo đều đồng ý rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020, và biểu đồ của giá dầu trong năm tới đây dường như là không thể dự đoán.

Trước hết, sự suy giảm của giá dầu trong năm nay, phần nhiều là chịu sự tác động từ sự giảm tốc kinh tế do cuộc chiến thương mại đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang gồng mình trong cuộc xung đột thương mại kéo dài suốt 18 tháng qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp lực giảm giá dầu thế giới

    Áp lực giảm giá dầu thế giới

    03:06, 08/09/2019

  • Giá dầu “leo thang” dài hạn

    Giá dầu “leo thang” dài hạn

    03:01, 16/06/2019

  • Giá dầu mỏ

    Giá dầu mỏ "thấp thỏm" theo diễn biến chính trị!

    06:30, 17/05/2019

  • Nguy cơ đẩy giá dầu thế giới tăng cao

    Nguy cơ đẩy giá dầu thế giới tăng cao

    11:06, 05/05/2019

Mặc dù cả hai cường quốc này đều cố gắng để tìm ra lối thoát cho cuộc chiến dai dẳng này giải quyết nó, nhưng vấn đề cũng chỉ mới được giải quyết từng phần một cách chậm chạp và dè chừng nhau.

Chỉ khi nào hai bên đồng ý gỡ bỏ các mức thuế trừng phạt lẫn nhau, khi ấy nền kinh tế thế giới mới có thể lấy lại đà tăng trưởng, từ đó giá dầu mới có thể có khả năng tăng.

Bên cạnh chiến tranh thương mại, tỷ giá hối đoái lại gây ra các rủi ro khác cho giá dầu. Đồng nội tệ của một số nền kinh tế châu Á mới nổi đã mất giá mạnh so với đồng USD, khiến giá dầu cũng theo đà lao đao.

Với cổ phiếu của Saudi Aramco dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà đầu tư quốc tế, vương quốc này có thể được khuyến khích đẩy giá dầu lên cao hơn bằng cách thắt chặt nguồn cung.

Cổ phiếu của Saudi Aramco dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà đầu tư quốc tế, Arab Saudi hy vọng có thể đẩy giá dầu lên cao hơn bằng cách thắt chặt nguồn cung.

Năm 2018, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng rupee của Ấn Độ, đồng won Hàn Quốc, đồng ringgit của Malaysia hay đồng rupiah của Indonesia đều giảm giá rất nhiều so với đồng bạc xanh.

Trong khi đó trong năm nay, mặc dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã ba lần cắt giảm lãi suất, nhưng đồng USD vẫn rất có giá trên thị trường tiền tệ thế giới.

Và nếu FED cam kết sẽ không đưa ra một động thái nào liên quan tới việc điều chỉnh lãi suất trong năm 2020, nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại, thì đồng USD sẽ tiếp tục giữ vững sức mạnh của mình.

Trong bối cảnh đó, các yếu tố giúp dầu thô tăng giá thì lại không nhiều. Lớn nhất chỉ có thể kể đến việc vào năm 2017, OPEC và 10 nước đồng minh đã ký hiệp ước kiềm chế nguồn cung dầu thô. Theo đó, các ông lớn của thế giới dầu mỏ đã cam kết sẽ cắt giảm sản lượng trng quý đầu tiên của năm 2020.

Cụ thể, liên minh các quốc gia này đã đồng ý sẽ cắt giảm khoảng gần 2 triệu thùng mỗi ngày, so với sản lượng của thời điểm cuối năm 2018. Và việc cắt giảm sản lượng này sẽ được áp dụng ít nhất là trong quý I/2020.

Tháng trước, Saudi Arabia đã IPO công ty dầu mỏ khổng lồ Aramco, bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán Tadawul trong nước và dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà đầu tư quốc tế. Bằng cách thắt chặt nguồn cung, Arab Saudi hy vọng có thể đẩy giá dầu lên cao hơn.

Tuy nhiên, Trung Đông giàu dầu mỏ dự kiến vẫn sẽ là một điểm nóng về địa chính trị. Chính tình hình bất ổn này được cho là sẽ tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh năng lượng khu vực Châu Á, đặc biệt là một số thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Có lý khi điều mà châu Á lo lắng lại không phải là giá dầu, mà là sự ổn định của nguồn cung từ Trung Đông. Vào tháng 9 vừa qua, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa đã nhằm vào các cơ sở dầu mỏ Abqaiq và Khurais của Arab Saudi đã làm giảm tới gần 6% nguồn cung dầu của thế giới.

Mặc dù sau vụ khủng bố này, giá dầu thô có được cải thiện, nhưng lại không duy trì được đà tăng trưởng lâu do Riyadh đã ngay lập tức sử dụng đến kho dầu mỏ dự trữ để để duy trì sản lượng xuất khẩu bình thường, cũng như ngay lập tức sửa chữa các cơ sở bị phá hủy.

Sự khó lường của biểu đồ giá dầu thô, cũng như chi phí nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung trước các rủi ro địa chính trị gia tăng là thách thức lớn nhất đối với người dùng châu Á trong năm 2020 và thậm chí là những năm tiếp sau.

Các nhà nhập khẩu châu Á sẽ cần tiếp tục đa dạng hóa các nguồn cung dầu thô cũng như đẩy nhanh việc xây dựng trữ lượng dầu chiến lược nhằm đề phòng các sự cố năng lượng. Hiện chỉ duy nhất có Trung Quốc là đã xây dựng được kho dự trữ dầu mỏ để đề phòng các trường hợp đe dọa an ninh quốc gia.

Trong bối cảnh đó, giữa các mục tiêu dài hạn, các chính phủ châu Á phải tăng gấp đôi nỗ lực để giảm sự phụ thuộc dầu mỏ, thông qua việc thay thế bằng khí đốt tự nhiên; phát triển năng lực tái tạo, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng từ mức 7,3 tỷ người năm 2014 lên 8,3 tỷ người vào năm 2030, đi liền với đó là những tiến bộ rất nhanh của ngành công nghiệp y tế dẫn đến tuổi thọ trung bình cũng tăng cao.

Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhu cầu năng lượng nói chung và nhu cầu dầu mỏ của thế giới nói riêng vẫn sẽ tăng. Theo báo cáo của OPEC, tại các nước phát triển, nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng từ 1,5 đến 2,0 lần, với tốc độ phát triển kinh tế 6 trung bình 3,5-4% trên toàn cầu, chủ yếu là do nhu cầu về giao thông vận tải tăng mạnh.

Dự báo, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại châu Á đến năm 2030 có thể đạt tới 42,6 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 38% mức tiêu thụ của thế giới. Nếu lấy trữ lượng toàn thế giới chia cho nhu cầu các thời điểm trên thì dầu mỏ chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân loại đến năm 2050.

Và chắc chắn, bản đồ năng lượng thế giới từ năm 2020 đến 2030 sẽ có những thay đổi lớn!

An Chi