Giá dầu mỏ "thấp thỏm" theo diễn biến chính trị!

Cẩm Anh 17/05/2019 06:30

Bất ổn ở Venezuela và xung đột từ Iran và Lybia đang tác động nghiêm trọng đến thị trường "vàng đen" trên thế giới...

Thị trường dầu mỏ

Thị trường dầu thô thế giới đang dần trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết với các biến động chính trị của một số quốc gia sản xuất dầu

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, thị trường dầu thô đang dần trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết trước những sự kiện làm gián đoạn đột ngột nguồn cung.

Bất ổn ở Venezuela tác động đến thị trường dầu thế giới nghiêm trọng không kém việc Mỹ trừng phạt Iran. Các cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela vẫn đang tiếp diễn phức tạp sau vụ đảo chính bất thành tuần rồi của phe đối lập do ông Juna Guaido lãnh đạo chống lại chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro. 

Có thể bạn quan tâm

  • "Dầu mỏ" của nền kinh tế số

    18:48, 03/05/2019

  • Cục diện mới trên thị trường dầu mỏ

    05:00, 16/03/2019

  • Đề xuất bỏ quỹ bình ổn xăng dầu để 'đòi' quyền lợi cho xăng E5 ?

    10:20, 14/05/2019

  • Phân phối xăng dầu, “sân chơi” của số ít “ông lớn”

    11:30, 13/05/2019

Trong khi đó, căng thẳng tại Trung Đông leo thang lại làm gia tăng mối lo ngại về nguy cơ thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu. Mặc dù chưa đồng nhất quan điểm về rủi ro lớn nhất của thị trường dầu, song các chuyên viên phân tích năng lượng thường đồng tình rằng các chỉ báo rủi ro trên thị trường dầu là ngọn nguồn cho những lo ngại.

Tính đến thời điểm này giá dầu vẫn ổn định nhờ thông tin về kho dự trữ dầu thô quy mô lớn của Mỹ. Tuy nhiên, thị trường dầu thế giới và giá dầu rất có thể thay đổi tùy theo diễn biến chính trị ở Venezuela.

Theo chiến lược gia tiêu dùng toàn cầu Helima Croft thuộc ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets (Canada), tương lai chính trị có thể xảy ra với Venezuela cũng là một trong những yếu tố tác động lớn đến thị trường dầu toàn cầu.

Gi á dầu diễn biến khó lường hơn khi Mỹ trừng phạt Iran

Giá dầu diễn biến khó lường hơn khi Mỹ trừng phạt Iran

Hiện nay, rất nhiều khả năng Mỹ sẽ tăng cường trừng phạt Venezuela. Nhà Trắng có thể sẽ tìm cách tấn công hơn nữa thu nhập từ xuất khẩu dầu của Venezuela bằng cách buộc các nước tiêu thụ dầu như Ấn Độ ngưng mua dầu từ Venezuela.

Mỹ cũng có thể yêu cầu các công ty năng lượng trong nước ngưng hoạt động tại Venezuela và yêu cầu các công ty châu Âu ngưng cung cấp chất pha loãng cũng như các dịch vụ khác cho Tập đoàn PDVSA của Venezuela. Vai trò mới của Mỹ với tư cách là nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới giúp Tổng thống Donald Trump dễ dàng đàn áp Venezuela và Iran bằng các biện pháp trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt này sẽ hạn chế quyền lực của ông Maduro và kìm hãm đà sản xuất dầu của Venezuela. Điều này có thể sẽ kéo lượng xuất khẩu xuống mức thấp vào cuối năm nay. Theo các nhà chiến lược của RBC Capital Markets, đây là viễn cảnh mang tính đe dọa nhất với giá dầu theo chiều hướng giảm.

Điều này lý giải vì sao nhiều người cho là rất hợp lý khi ông Maduro nhận được sự ủng hộ từ Nga cũng như từ thực tế thành phần quan chức quân đội quay sang ủng hộ ông Guaido chỉ là những quan chức cấp thấp. Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gây áp lực buộc đồng minh Saudi Arabia tăng sản lượng khai thác để bù vào lượng dầu thiếu hụt từ Venezuela.

Để trấn an thị trường, các quan chức của ông Trump đã chỉ ra sản lượng dầu tăng vọt của Mỹ. Sản lượng của Mỹ đã tăng gấp đôi từ 5 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2009 lên gần 12 triệu thùng vào thời điểm hiện nay. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, đất nước này đã ít phụ thuộc vào nguồn cung dầu nước ngoài hơn trước đây. 

Mặt khác, một số chuyên gia cũng cho rằng, nếu Venezuela xảy ra một cuộc đảo chính, có khả năng  các lệnh trừng phạt bị phong tỏa. Viễn cảnh này mang tính đe dọa vừa phải với giá dầu, OPEC sẽ dựa vào tình hình để tăng khai thác bù vào lượng thiếu hụt của Venezuela. Tuy nhiên, đến lúc này quân đội vẫn cho thấy rất ủng hộ và trung thành với chính quyền Maduro.

Hiện tại, nhóm chuyên gia của RBC Capital Markets cho rằng, thị trường dầu vẫn cần theo dõi các biến động của cuộc đảo chính của Venezuela. Tình hình an ninh Venezuela khả năng lớn vẫn rất nguy hiểm, khó lường và tác động lớn đến thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, chuyên gia Michael Tran phân tích, việc Mỹ tăng cường xung đột đối với Iran cũng là một dấu hiệu cần chú ý.

"Đây là vấn đề quan trọng nhất đối với nguồn cung và chắc chắn cũng là vấn đề cực kỳ phức tạp. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có khả năng leo thang xung đột quân sự rất cao. Nếu Iran đóng eo biển Hormuz, nguồn cung dầu toàn cầu hàng ngày sẽ đột ngột giảm khoảng 30%, các nhà sản xuất dầu mỏ Bahrain, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và UEA sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên", chuyên gia này cảnh báo.

Mặt khác, chuyên viên phân tích dầu Stephen Brennock tại Oil Associates nhận định tình hình bất ổn ở Libya cũng rất đáng quan ngại. Mặc dù hoạt động sản xuất dầu ở Libya vẫn chưa bị gián đoạn, nhưng tình trạng gián đoạn sẽ xảy ra. Chiến sự leo thang hiện tại đã khuếch đại nỗi lo ngại rằng cuộc chiến tranh có thể sớm nổ ra giữa hai phe phái chính trị ở quốc gia thành viên của OPEC.

Vừa qua, OPEC cho rằng nhu cầu của thế giới đối với dầu mỏ của OPEC trong năm nay sẽ cao hơn dự kiến. Nguồn cung dầu mỏ từ các nước bên ngoài tổ chức này sẽ tăng trong năm 2019. Việc Iran, Venezuela và Libya đều đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường thế giới do những căng thẳng chính trị sẽ buộc OPEC phải cân nhắc một cách thận trọng những bước đi tiếp theo trong cuộc họp sắp tới

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá dầu mỏ "thấp thỏm" theo diễn biến chính trị!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO