Sau Huawei là... BYTEDANCE?
ByteDance tham vọng trở thành doanh nghiệp công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn như Google hay Facebook.
Nếu chưa biết ByteDance, mọi người có thể tìm hiểu qua TikTok - nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc, ra mắt cách đây 3 năm, đáng nói ứng dụng này chỉ dùng cho thị trường ngoài Trung Quốc đại lục.
“Con đẻ” của ByteDance
Tiktok thành công với phương thức video siêu ngắn, nội dung độc đáo, mang tính giải trí cao. Ứng dụng này đạt 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng) vào tháng 6/2018, đến tháng 3/2019 cán mốc 1 tỷ lượt cài đặt trên toàn cầu.
Thị trường không thiếu các ứng dụng tương tự như Tiktok, thậm chí có tuổi đời kỳ cựu hơn, song cái khác biệt của Tiktok là tính “siêu tương tác” cho phép người dùng xem các clip nhạc, quay các clip ngắn và chỉnh sửa chúng, đồng thời thêm các hiệu ứng đặc biệt vào các clip.
Có thể nói, Tiktok đã nắm được xu hướng thích “xem nhanh” hơn đọc nhiều, nghe lâu của người dùng, khác biệt so lớn các ứng dụng đang “làm mưa làm gió” hiện tại như Youtube, Snapchat, Instagram... Đây là mấu chốt để họ thành công.
ByteDance chính là công ty đang sở hữu Tiktok, chính vì vậy cũng dễ hiểu khi các nhà quản trị đặt mục tiêu có thể cạnh tranh sòng phẳng với Facebook, Google trong nay mai.
Cách mà ByteDance bước ra thị trường quốc tế toàn toàn khác với Tencent. Họ không tiếc tiền cho các thương vụ thâu tóm, sáp nhập ở Châu Âu và Mỹ. ByteDance đã mua lại ứng dụng video Flipgram của Mỹ, sau đó tiếp tục mua lại ứng dụng hát nhép nhạc nổi tiếng musical.ly, qua đó nhanh chóng tiếp cận thị trường ngoài nước.
“Cái gai” trong mắt Mỹ
Sự phát triển thần kỳ của ByteDance để lại nhiều nghi vấn, khi các “ông lớn” công nghệ hiện tại mất hàng thập kỷ để đạt con số tăng trưởng như Tiktok. Liệu có một kế hoạch phi kinh tế nào phía sau?
Bằng cách nào đó, Tiktok đã rất phổ biến trong mỗi chiếc smartphone của binh sĩ Mỹ! Số lượng quân nhân Mỹ sử dụng ứng dụng này không phải là ít, thậm chí có thể đến hàng trăm nghìn người.
Có thể bạn quan tâm
TikTok toan tính gì khi bắt tay hợp tác với iFlix?
11:36, 19/01/2020
Quân đội Mỹ cấm sử dụng TikTok
13:00, 02/01/2020
Chủ sở hữu TikTok tìm cách tránh bị Mỹ đưa vào diện giám sát, cấm vận
16:00, 24/12/2019
Uỷ ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ đã mở cuộc điều tra về các thương vụ mà Tiktok từng thực hiện với nhiều công ty công nghệ vừa và nhỏ của Mỹ. Rất nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi một cuộc điều tra chính thức về việc liệu TikTok có gây ra rủi ro an ninh quốc gia hay không.
Mới đây, TikTok đã bị Chính phủ Mỹ phạt 5,7 triệu USD liên quan tới các khiếu nại vì thu thập thông tin bất hợp pháp như tên, địa chỉ email và vị trí của người dùng dưới 13 tuổi.
Rõ ràng, Tiktok thành công dựa vào chiến lược M&A nhằm mục đích “đứng trên vai người khổng lồ”. Người Mỹ dưới thời Tổng thống Obama có giai đoạn mất cảnh giác nên các công ty Trung Quốc có cơ hội lên nhanh như diều gặp gió. Điều này đang được ông Trump “sửa chữa”.
Sự phát triển của nền công nghệ Trung Quốc đang trở thành “cái gai” trong mắt Mỹ, cho nên bất kỳ sự thành công nào cũng dễ dàng bị gắn mác “nguy cơ an ninh mạng”.
Gần 2 năm thương chiến đã cho thấy kết quả, Trung Quốc chưa thể sánh ngang Mỹ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ cao. Vì vậy, người Mỹ đủ “công cụ” để kìm hãm ByteDance.
Đáng nói hơn, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ vào quỹ đạo xấu hơn. Không loại trừ màn “đấu khẩu” này còn di hại đến quan hệ kinh tế, an ninh, quốc phòng giữa 2 nước. ByteDace rất có thể phải “giơ đầu chịu báng”.