COVID-19 và nước cờ của Trung Quốc trên Thái Bình Dương

An Chi 27/04/2020 07:10

Trong thời đại của COVID-19, sức khỏe cộng đồng và yếu tố chính trị được kết hợp với nhau nhuần nhuyễn hơn bao giờ hết.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực bao gồm các quốc gia ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á cùng nhiều quốc gia thuộc Trung Đông và châu Phi.

Khu vực này với dân số chiếm gần một nửa dân số thế giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú và nhiều tuyến đường biển “yết hầu” quan trọng của kinh tế, thương mại toàn cầu. Đây cũng là một trong những khu vực năng động bậc nhất về kinh tế, có thể hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Khi nhắc đến việc giúp đỡ các quốc đảo tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chống lại sự lây lan của COVID-19, Trung Quốc đã nhanh chóng tỏ ra hào hiệp. 

Đầu tháng 3, khi giới chức Bắc Kinh tin rằng Trung Quốc đã chế ngự được sự lây lan của virus SARS-CoV-2 và số lượng các bệnh nhân nhiễm mới bắt đầu giảm, lãnh đạo quốc gia này đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia từ Papua New Guinea đến Quần đảo Solomon để đưa ra cho họ lời khuyên về cách thức để kiểm soát dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Sức nóng từ thị trường khẩu trang Trung Quốc

    Sức nóng từ thị trường khẩu trang Trung Quốc

    17:45, 26/04/2020

  • Chính sách kinh tế của Trung Quốc gặp khó

    Chính sách kinh tế của Trung Quốc gặp khó

    06:00, 25/04/2020

  • Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông

    Việt Nam lên tiếng vụ Trung Quốc đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông

    16:40, 23/04/2020

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "đục nước thả câu" ở châu Âu?

    06:00, 22/04/2020

Đây quả thực là một điểm rất đáng chú ý về cả năng lực và sự tự tin của Trung Quốc, và khả năng thay đổi một cách chóng mặt của quốc gia này khi chỉ vài tuần trước đó, Trung Quốc dường như bất lực chứng kiến sự lây lan nhanh chóng từ tâm dịch Vũ Hán ra khắp cả nước. Thế mà, chỉ vài chục ngày sau, Bắc Kinh đã có thể đưa ra bài học cho các nước láng giềng!

Khi COVID-19 lây lan và tấn công các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các động thái trên của Trung Quốc là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sức mạnh và khả năng mềm của quốc gia tỷ dân này.

Thậm chí nhiều nhà quan sát còn cho rằng, những động thái trên là dấu hiệu ban đầu, và sẽ nhanh chóng hình thành một đường đứt gãy đối với căng thẳng địa chính trị ở Nam Thái Bình Dương. Trong thời đại của COVID-19, sức khỏe cộng đồng và chính trị được kết hợp với nhau nhuần nhuyễn hơn bao giờ hết.

Đây không phải là bước đột phá đầu tiên của Trung Quốc nhằm vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại các quốc đảo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vào tháng 7/2018, bệnh viện quân đội Trung Quốc đã đưa tàu Ark Ark tới neo đậu tại Cảng Port Vila, từ đó bắt đầu một tuần dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí cho công dân Vanuatu.

Tàu bệnh viện quân đội Trung Quốc, chiếc tàu Ark Ark đi trên Thái Bình Dương: con tàu ra mắt dịch vụ y tế miễn phí cho công dân Vanuatu vào tháng 7 năm 2018.

Tàu bệnh viện quân đội Trung Quốc, chiếc tàu Ark Ark  chạy trên Thái Bình Dương. Con tàu này đã cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho công dân Vanuatu vào tháng 7/2018.

Sau khi kết thúc chương trình này, các bác sĩ Trung Quốc đã tư vấn và điều trị cho 4.700 người, ước tính khoảng 10% dân số của Vanuatu. Điều đáng chú ý, đây chỉ là một điểm dừng trong hành trình kéo dài 205 ngày, đi qua bốn quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ở thời điểm hiện tại, các quốc gia trong khu vực biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã cố gắng biến những điều thường được coi là lỗ hổng, là điểm yếu của họ trở thành điểm mạnh như một phần trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Trong nhiều tuần, các quốc gia này đã hạn chế nhập cảnh và một số quốc gia đã đóng cửa hoàn toàn biên giới của họ.

Hơn 200 trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được xác định tại các quốc gia như đảo Guam, Polynesia thuộc Pháp, Fiji và Papua New Guinea, và còn nhiều trường hợp nghi ngờ khác đang được cách ly y tế.

Các hệ thống y tế ở hầu hết các quốc gia này thường chỉ chữa được một số bệnh thông thường như sốt xuất huyết, sốt rét, lao hay tiểu đường, và thường không xử lý được những bệnh cấp tính và nghiêm trọng hơn. Trên toàn khu vực, chỉ có một số ít máy thở và giường ICU ở Port Moresby - thủ đô của Papua New Guinea, quốc gia với với dân số hơn 350.000 người.

Một dự án xây dựng của Trung Quốc tại Port Moresby, figuerd vào tháng 11 năm 2018: Cần cẩu Trung Quốc và các công ty kỹ thuật nhà nước đang làm việc ở mọi thành phố lớn.

Một dự án xây dựng của Trung Quốc tại Port Moresby - Papua New Guinea

Ngay cả khi COVID-19 chưa lan đến khu vực này, thì nhiều nền kinh tế đa số phụ thuộc vào thế giới bên ngoài thông qua viện trợ, du lịch. Với sự mong manh về kinh tế như vậy, các chính phủ này không thể có được hỏa lực như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản hay các quốc gia khác.

Các đảo quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ cần thêm nguồn tài chính đáng kể để giữ cho nền kinh tế của họ phát triển ổn định và nhanh chóng. Đây chính là điều kiện, là nơi mà sự cạnh tranh địa chính trị xuất hiện.

Trong khi thế giới chú ý nhiều vào các nỗ lực cao cấp của Bắc Kinh để gửi khẩu trang và máy thở cho các tâm dịch ở châu Âu như Tây Ban Nha hay Italy, thì động thái tương tự của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương là một lời nhắc nhở rằng người Trung Quốc đang có mặt và ảnh hưởng tới khắp mọi ngóc ngách trên thế giới.

Nhận ra được những nguy cơ địa chính trị từ “gã hàng xóm to xác”, Thủ tướng Australia, ông Scott Morrison đã cố gắng đưa các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lên bản đồ COVID-19 toàn cầu, đồng thời lên tiếng cảnh báo về tình trạng này tới các nhà lãnh đạo G-20 trong một cuộc nhóm họp trực tuyến hồi  cuối tháng 3 vừa qua.

Australia đã cung cấp tài liệu chuyên môn y tế và đang xem xét chương trình viện trợ để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, nhưng dường như những nỗ lực “cạnh tranh” này của Australia chưa thấm vào đâu so với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này.

Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của mình ở khu vực Thái Bình Dương. “Cánh tay vươn dài” của Trung Quốc bằng các công ty kỹ thuật của nhà nước đang hiện diện ở mọi thành phố lớn trong khu vực; các cửa hàng thương mại Trung Quốc có mặt ở mọi thị trấn. 

Trung Quốc hiện là nhà viện trợ lớn thứ ba tại Thái Bình Dương, làm lu mờ cả Nhật Bản và Mỹ, qua mặt Australia và New Zealand, nhanh chóng trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của khu vực. 

Quy mô ảnh hưởng nói trên của Trung Quốc đã khiến Australia và các đồng minh lo ngại, rằng Trung Quốc sẽ cố gắng sử dụng những đòn bẩy mới của mình, chẳng hạn như ngoại giao, bẫy nợ, viện trợ, thương mại…. để giành được “giải thưởng” lớn nhất - một căn cứ quân sự trong khu vực. 

Lợi ích của một cảng nước sâu tại khu vực đối với Trung Quốc có thể chỉ là một nghi vấn. Nhưng chắc chắn điều này sẽ có tác động tâm lý sâu sắc đến Australia. Australia luôn lo ngại về tầm ảnh hưởng của quân đội Trung Quốc tại khu vực, cũng như lo ngại về viện trợ mềm, về những bẫy nợ của Trung Quốc, nhằm mục đích thông suốt con đường tạo dựng sự hiện diện quyền lực ở Thái Bình Dương. Những lo ngại này không phải không có lý do khi Trung Quốc luôn ở chiến tuyến đối đầu với Mỹ và các đồng minh như Australia tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Với kiến tạo địa hình đặc biệt như vậy, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với nhiều điểm “thắt cổ chai” trên các tuyến giao thông biển có ý nghĩa chiến lược, sống còn đối với thương mại thế giới, như tuyến qua eo biển Malacca, Bering,...

Có thể thấy, tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và hàng hóa trên thế giới, từ Trung Đông đến Australia và Đông Á. Đây cũng là vùng biển được xem là tuyến huyết mạch của kinh tế thế giới, được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Do đó, cuộc chạy đua trong giữa các “ông lớn” trong việc hỗ trợ các quốc gia yếu thế tại khu vực này, một mặt nào đó có thể được xem là một cuộc chạy đua địa chính trị - chứ không đơn thuần là cuộc viện trợ nhân đạo nhằm chống lại đại dịch COVID-19.

An Chi