Hội đàm Hawaii có "giảm nhiệt" quan hệ Mỹ-Trung?

NGUYỄN CHUẨN 18/06/2020 17:50

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo và người đồng cấp Trung Quốc, Yang Jiechi, đã “lặng lẽ” hội đàm tại Hawaii để hy vọng "giảm nhiệt" cho mối quan hệ hai nước trong thời gian gần đây.

Có thể nói, đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Bên cạnh đó, sau nhiều tháng dùng những "biện pháp tu từ”, tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia đang được đẩy lên đỉnh điểm.

Thời điểm này, hai nhà ngoại giao cấp cao này đã gặp nhau mà không có sự "trống giong cờ mở" hay bất kỳ phương tiện truyền thông nào đưa tin và thậm chí không thông báo trước rằng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra. Nhưng không vì thế mà tính chất quan trọng giảm bớt.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Yang Jiechi, thành viên của Cục Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung Quốc, Yang Jiechi. Ảnh Reuter.

Đại dịch COVID-19 đã khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bị cuốn vào những căng thẳng trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán Hawaii này, một số dấu hiệu cho thấy cả hai bên đang tìm cách "hạ nhiệt" mối quan hệ song phương trên mặt trận kinh doanh.

Những nhượng bộ gần đây bao gồm khả năng tiếp cận rộng hơn vào thị trường tài chính nội địa của Trung Quốc. Đồng thời xóa bỏ một số hạn chế du lịch hàng không hai chiều, bất chấp những căng thẳng chính trị khó chịu.

Theo đó, Trung Quốc tiếp tục mời các công ty Mỹ như American Express (AmEx) tiếp cận thị trường tài chính nội địa đang phát triển. Trong khi phố Wall vẫn mở cửa cho các công ty Trung Quốc khi Dada, Genetron huy động vốn mới trong tháng này.

Trung Quốc tiếp tục "nới cửa" thị trường tài chính

Trung Quốc đã cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận sâu rộng hơn vào các thị trường nội địa đang phát triển của mình ngay cả trước khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung bắt đầu. Tháng 1 năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý dỡ bỏ các hạn chế trong hầu hết các phân ngành của thị trường tài chính để chào đón các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài bao gồm ngân hàng, quản lý tài sản, bảo hiểm và thanh toán để tham gia thị trường 45 nghìn tỷ USD của mình.

Thị trường tài chính Trung Quốc tiếp tục mở cửa với các ngân hàng và thanh toán của Mỹ.

Thị trường tài chính Trung Quốc tiếp tục mở cửa với các ngân hàng và thanh toán của Mỹ

Và tuần trước, American Express (AmEx) đã được chấp thuận để triển khai dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng ở Trung Quốc đại lục, trở thành mạng thanh toán nước ngoài đầu tiên xử lý các giao dịch trong nước này bằng nhân dân tệ. Công ty có trụ sở tại New York đã ký một liên doanh 50-50 vào năm 2018 với công ty fintech - LianLian DigiTech của Trung Quốc để tạo ra một mạng lưới thanh toán.

MasterCard và Visa cũng đang có một số cơ hội. Doanh nghiệp đã nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 2 để thành lập một doanh nghiệp thanh toán bù trừ thẻ ngân hàng và được yêu cầu phải sẵn sàng trong vòng một năm. Trong khi đó, Visa đã hình thành mối quan hệ đối tác với các “ông lớn” thanh toán di động WeChat Pay và Alipay.

Trong quản lý quỹ, BlackRock và Neuberger Berman đã áp dụng trong năm nay để thành lập các đơn vị quỹ tương hỗ thuộc sở hữu tư nhân. JPMorgan hy vọng sẽ có toàn quyền kiểm soát liên doanh quản lý quỹ tương hỗ. Tập đoàn Vanguard và Fidelity đều bày tỏ sẵn sàng thành lập các công ty con sở hữu 100% vốn.

Hàng không đã nối lại các chuyến bay

Trên lĩnh vực hàng không, sau những căng thẳng không cần thiết gần đây, Hoa Kỳ cho biết vào ngày 15/6 họ sẽ cho phép tổng cộng bốn chuyến bay khứ hồi trong một tuần của các hãng hàng không Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng cho phép một số lượng tương tự các chuyến bay ttừ một số hãng hàng không Mỹ như là Delta Air Lines và United Airlines, mỗi hãng sẽ có hai chuyến bay mỗi tuần đến Trung Quốc.

Có thể nói, Hoa Kỳ đang hy vọng sẽ nối lại những huyết mạch giao thương quan trọng nhất ở mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Tuy vậy, chính quyền Trung Quốc vẫn còn chưa muốn nới lỏng các hạn chế đối với phía Mỹ do nước này vẫn còn đang nằm trong đại dịch. Số lượng các chuyến bay hàng tuần giữa hai nước đã giảm xuống dưới một chục vào cuối tháng 3 vừa qua so với con số 325 vào đầu tháng 1 trước khi đại dịch bùng phát.

Phố Wall, nơi được coi là thị trường vốn sâu rộng nhất thế giới này, các công ty của Trung Quốc đại lục đã không gặp phải rào cản nào trong việc gây quỹ và gọi vốn. Đầu tháng 6 này, công ty trị liệu tế bào Legend Biotech đã huy động được 424 triệu USD trong đợt chào bán công khai ban đầu, trong khi IPO của nền tảng tạp hóa trực tuyến Dada Nexus mang lại 320 triệu USD. Tiếp theo, nhà phát triển điều trị ung thư Genetron có thể gọi vốn lên tới 176 triệu USD.

Các công ty Trung Quốc tiếp tục IPO tại một thị trường vốn sâu rộng nhất thế giới.

Các công ty Trung Quốc tiếp tục IPO tại một thị trường vốn sâu rộng nhất thế giới.

Mặc dù trước đó, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế Mỹ-Trung, Bắc Kinh đã muốn thúc đẩy các công ty Trung Quốc chuyển hướng niêm yết tại Sàn giao dịch London, phố Wall có thể sẽ không còn là nơi huy động vốn chính của các doanh nghiệp đến từ Đại lục.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ-Trung tình hình căng thẳng đến mức nào?

    Mỹ-Trung tình hình căng thẳng đến mức nào?

    06:35, 01/06/2020

  • Huawei, “ngòi nổ” mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

    Huawei, “ngòi nổ” mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

    11:20, 18/05/2020

  • Cuộc chiến Mỹ-Trung trên mặt trận COVID-19

    Cuộc chiến Mỹ-Trung trên mặt trận COVID-19

    06:01, 02/05/2020

  • Diễn biến khác của

    Diễn biến khác của "cuộc chiến bầu trời" Mỹ-Trung

    12:00, 20/02/2020

NGUYỄN CHUẨN