Liệu có xảy ra chiến tranh tài chính Mỹ-Trung? (Bài 1)
Dù nguy cơ chiến tranh tài chính Mỹ-Trung là không cao, nhưng Trung Quốc vẫn cần chuẩn bị các phương thức thanh toán, phòng khi xảy ra cuộc chiến quanh đồng USD.
Học giả Trung Quốc: Bắc Kinh nên sẵn sàng
Ông Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng, Trung Quốc nên chuẩn bị cho cuộc chiến tài chính với Hoa Kỳ và sẵn sàng đối phó với những rủi ro tiềm ẩn khi bị đẩy ra khỏi hệ thống thanh toán bằng USD, vạch ra những phương án có thể thay thế để nền kinh tế không bị đình trệ.
Vị quan chức Trung Quốc cũng chỉ ra một tiền lệ khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt theo từng ngành nghề, cũng như các biện pháp chống lại một số công ty và cá nhân của Nga, do việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.
Theo ông, kinh nghiệm của Nga cho thấy, sự phụ thuộc quá mức vào hệ thống thanh toán bằng USD khiến nước này dễ bị tổn thương do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tương tự như Nga, Trung Quốc hiện cũng đang thực hiện phần lớn các giao dịch ở thị trường nước ngoài bằng USD thông qua các hệ thống như SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication - Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính toàn cầu) và CHIPS (Clearing House Interbank Payments System - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ).
Các hệ thống này được kiểm soát bởi Hoa Kỳ, có nghĩa là chúng hoàn toàn có thể được Mỹ sử dụng như một công cụ gây áp lực lên các quốc gia khác.
Điểm cuối cùng của bất kỳ giao dịch bằng USD nào cũng phải đi qua ngân hàng Mỹ, vì thế về mặt lý thuyết, Hoa Kỳ có thể chặn bất kỳ giao dịch nào được thực hiện bằng dollars.
Do đó, Trung Quốc cần sớm chuẩn bị và thực sự chuẩn bị bằng hành động, chứ không phải chỉ đơn thuần về tâm lý, mà bước đầu tiên cần phải thực hiện là đa dạng hóa đồng tiền thanh toán quốc tế, vì ngoài USD ra còn có nhiều ngoại tệ khác.
Đã xuất hiện những cáo buộc mạnh mẽ từ Mỹ
Các chuyên gia của Trung Quốc và các nước phương Tây từ lâu đã cảnh báo rằng, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành “chiến tranh tài chính” sau khi Trump ký luật trừng phạt Trung Quốc vì câu chuyện nhân quyền.
Luật này quy định việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các quan chức mà theo quan điểm của Hoa Kỳ có liên quan tới các hành động áp bức người Duy Ngô Nhĩ.
Tiếp theo đó, phản ứng tiêu cực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và một số nước phương Tây khác đối với Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông đã đổ thêm dầu vào lửa.
Các chuyên gia cho rằng, tất cả những sự kiện này có những điểm giống nhau và cho thấy rằng, Hoa Kỳ có thể lặp lại kịch bản trừng phạt Nga trong quan hệ với Trung Quốc.
Washington đã bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt với Moscow vào năm 2013, sau khi thông qua Đạo luật Magnitsky; tiếp sau đó là các lệnh trừng phạt liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc nội chiến bùng phát ở phía đông nam Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt mới tiếp tục được ban bố hoặc mở rộng sau cái gọi là “vụ đầu độc ở Salisbury”, “sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ” hoặc “các vụ tấn công của tin tặc Nga”.
Hiện nay, Hoa Kỳ đang đưa ra những cáo buộc chống lại Trung Quốc về các vấn đề “đàn áp người Duy Ngô Nhĩ”, gây áp lực lên Hồng Kông, hay đưa thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19.
Những điều này cho thấy, dường như Mỹ đang lặp lại những chiêu bài giống như thời điểm trước khi áp đặt các lệnh trừng phạt Nga. Do đó Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng này.
Còn tiếp...
Có thể bạn quan tâm
Kịch bản ứng phó chiến tranh tiền tệ
11:00, 31/08/2019
“Tôi không nghĩ rằng chiến tranh tiền tệ sẽ xảy ra”
09:22, 06/08/2019
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ
11:23, 26/07/2019
Chiến tranh tiền tệ đang tiến gần?
11:50, 21/07/2019
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ
16:30, 16/06/2019
Phá giá tiền: Nguồn cơn của "chiến tranh tiền tệ"
11:00, 17/05/2019
Chiến tranh tiền tệ- “cú hích” mạnh đối với giá vàng
10:45, 26/01/2018
Đông Nam Á: Nguy cơ chiến tranh tiền tệ?
01:09, 06/09/2015