Nguy cơ chiến tranh tiền tệ

Diendandoanhnghiep.vn Đến thời điểm này có thể nói liên minh kinh tế Nga - Trung Quốc đã hình thành nhằm chống lại sức mạnh Mỹ. Cuộc chơi tay ba này khiến thế giới đối mặt với nguy cơ chiến tranh tiền tệ.

Nga và Trung vừa đạt được thỏa thuận sử dụng đồng nội tệ (CNY và Ruble) trong thanh toán song phương, thay vì USD.

p/Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sử dụng đồng CNY và Ruble trong giao dịch song phương nhânp/chuyến thăm Nga chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 5/6 vừa qua.p/Ảnh: REUTERS

Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sử dụng đồng CNY và Ruble trong giao dịch song phương nhân chuyến thăm Nga chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 5/6 vừa qua. Ảnh: REUTERS

Liên minh tiền tệ

Cuối năm 2018, Nga và Trung Quốc đã cơ bản đạt được thỏa thuận giao dịch song phương bằng đồng nội tệ của nhau, đồng thời gia hạn gói thỏa thuận tiền tệ trị giá 25 tỷ USD trong vòng 3 năm. Đồng thời hai bên có thể hoán đổi đồng tiền của nhau để đảm bảo thanh khoản.

Có thể nói từ một liên minh kinh tế sẽ xuất hiện chính sách thương mại chung; thống nhất chính sách lưu thông tài chính, tiền tệ, thậm chí là ngân hàng chung và đồng tiền chung.

Trước mắt, liên minh tiền tệ có tác dụng ngăn chặn lạm phát, giảm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái khi giảm thiểu phụ thuộc vào đồng tiền bên ngoài như USD, EUR…, và kích thích thương mại song phương.

  Cuộc cạnh tranh tài chính- tiền tệ giữa các siêu cường có thể sẽ dẫn tới chiến tranh tiền tệ. Nếu cuộc chiến tay ba Mỹ- Nga- Trung diễn ra, hậu quả sẽ lớn hơn nhiều so với chiến tranh thương mại.

Đáng chú ý, các giao dịch hoán đổi tiền tệ tương tự cũng xảy ra giữa Nga, Trung Quốc và các nước khác, như thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Tổ chức hợp tác Thượng hải (SCO) bao gồm một vùng không gian địa lý rất rộng từ Trung Á sang Tây Á và sát tới biên giới châu Âu.

Ở một diễn biến khác, Huawei đã ký hợp đồng với MTS- Tập đoàn viễn thông lớn nhất Nga trong việc phát triển mạng 5G. Đông thái này của Moscow không khác nào “đổ dầu vào lửa” khi ông Trump đang huy động tổng lực tấn công vào Huawei nói riêng và kinh tế Trung Quốc nói chung.

Nhưng đây có thể được xem là biện pháp đối phó hữu hiệu của Trung Quốc khi quốc gia này liên tục bị Mỹ tấn công về kinh tế, CNY bị phá giá, rất nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc bị phá sản...

Cuộc chiến mới được châm ngòi

Đối đầu Mỹ - Nga - Trung là một ví dụ, liên minh đồng Ruble- CNY gây sức ép trực tiếp lên đồng USD. Điều này sẽ khiến giá trị USD sụt giảm và có thể gây ra siêu lạm phát ở Mỹ và các nền kinh tế dùng USD, kể cả những tác động tiêu cực đối với những nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Đồng thời, việc buôn bán của Mỹ và các quốc gia sử dụng USD với Nga và Trung Quốc ít nhiều bị ảnh hưởng.

Cuộc chiến tranh tiền tệ rất có khả năng xảy ra nếu như Mỹ cảm thấy đồng USD bắt đầu mất vị thế bá chủ. Nhưng trước tiên, các đòn cấm vận mà Mỹ và EU nhằm vào Nga và Trung Quốc sẽ quyết liệt hơn, tạo ra bầu không khí kinh tế ngột ngạt khắp nơi trên thế giới.

Cách đây 2 năm, Venezuela tuyên bố hủy bỏ đồng “petro-dollars” trong giao dịch dầu mỏ, ngay sau đó nước này liên tục nhận được thái độ không mấy thiện chí của Washington. Những bất ổn hiện nay ở quốc gia Nam Mỹ chắc chắn có phần nguyên nhân từ “petro-dollars”.

Ông Willam R.Clark thuộc Đại học Johns Hopkins từng khẳng định trong một cuốn sách rằng, về cơ bản, sự can thiệp của Washington vào khu vực Trung Đông có mối liên quan đến việc một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở khu vực này có ý định “lánh xa” USD trong giao dịch dầu mỏ.

Quả vậy, sau đó là chuỗi khủng hoảng đẫm máu ở Lybia và Iraq do muốn thoát khỏi sự thống trị của đồng “petro-dollars” trong buôn bán dầu mỏ, dẫn đến kết cục bi đát của Saddam Hussein và Gadaffi. Gần đây là trường hợp của Iran và Qatar.

Mỹ sẽ không ngồi yên để Nga và Trung Quốc dùng các đồng nội tệ trong giao dịch song phương, thay vì USD. Trên thực tế, USD và CNY đã tuyên chiến nhỏ lẻ với nhau mấy thập kỷ nay từ Trung Đông sang châu Phi và châu Mỹ.

Điểm đến trong màn cạnh tranh tài chính- tiền tệ giữa các siêu cường sẽ là chiến tranh tiền tệ, nếu cuộc chiến tay ba Mỹ - Nga - Trung diễn ra thì hậu quả còn lớn gấp bội chiến tranh thương mại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ chiến tranh tiền tệ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713508630 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713508630 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10