Phá giá tiền: Nguồn cơn của "chiến tranh tiền tệ"

Diendandoanhnghiep.vn Phá giá tiền tệ gây ra lạm phát, nguy hiểm hơn nếu đồng tiền ấy có ảnh hưởng rộng rãi, "chiến tranh tiền tệ" sẽ xảy ra?

Đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ” giúp chúng ta hiểu nhiều điều, rằng Bill Gates đôi khi không có...đồng nào trong ví, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ ngoài chiến trường, hay vì sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler...

Đó là một tác phẩm best seller chấn động của một học giả người Trung Quốc nhập cư sang Mỹ, Song Hong Bin. Đọc nó, không khác gì một cuốn tiểu thuyết trinh thám như Shelock Home, chỉ có điều, súng đạn, vũ khí, những vụ thanh toán nhau diễn ra bằng những con số!

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm 15/5 đặt tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ (CNY) là 6,8649 NDT đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1 năm nay.

Không chịu nổi trước sức ép của gói thuế mới từ Mỹ, Bắc Kinh buộc phải phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái đồng CNY so với USD, EUR…giảm xuống đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ rẻ hơn trên thị trường quốc tế.

Phá giá tiền tệ sẽ có tác động ngay tức thì. Như đã nói - kích thích thương mại, có thể bù vào khoản bị đánh thuế hàng trăm tỷ USD ở Mỹ.

Thứ nhất, một đồng tiền yếu sẽ khiến xuất khẩu trở nên rẻ hơn, hấp dẫn hơn đối với người mua nước ngoài.

Thứ hai, một đồng tiền yếu sẽ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt hơn, ít hấp dẫn hơn đối với người dân, và hướng người dân đến việc tiêu dùng hàng hóa nội địa.

Ảnh hưởng nhanh nhất về phương diện tiêu cực của phá giá đồng tiền là lạm phát

Ảnh hưởng nhanh nhất về phương diện tiêu cực của phá giá đồng tiền là lạm phát

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phá giá đồng nội tệ không mang lại kết quả cho ngoại thương, nếu như các hợp đồng mua bán đã chốt từ trước theo tỷ giá hối đoái đã được thống nhất.

Về lý thuyết, việc một quốc gia phá giá đồng nội tệ cho thấy “sức khỏe” nền kinh tế đang có diễn biến xấu, ở Trung Quốc hiện nay là hiện thực. Nếu đồng tiền ấy có uy lực thì “hơi nóng” có thể phả ra rất rộng.

Cụ thể với Việt Nam: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và quan trọng nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải phá giá đồng VND để không thất thế trước các đối thủ đang cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.

Dòng vốn đầu tư có thể tháo chạy khỏi những thị trường mới nổi do lo ngại suy thoái tại Trung Quốc, gây sức ép lên những nền kinh tế khác có mối quan hệ “sâu sắc” như Việt - Trung.

Hệ quả đầu tiên của việc phá giá đồng tiền là lạm phát - con “ngáo ộp” đáng sợ của bất kể nền kinh tế nào dù lớn hay nhỏ. Biến động tỷ giá sẽ gây áp lực khó khăn lên khả năng điều tiết vĩ mô của chính phủ.

Thực chất của việc phá giá đồng tiền là thực hiện “lạm phát chủ động”, vì nó giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác, từ tiền “bắc cầu” qua hàng.

Lạm phát cũng có thể hiểu rằng là sự tác động của một loại tiền trong phạm vi nó được sử dụng. Ví dụ, đồng CNY nếu được sử dụng nhiều ở Việt Nam thì khả năng “vạ lây” là đương nhiên.

Làn song giảm tỷ giá hối đoái đang lanh nhanh trên thế giới, trước đây đồng Real của Brazil giảm 28% so với đồng USD. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng peso của Colombia, đồng rupiah của Indonesia lần lượt giảm 20%, 23% và 11% so với đồng USD chỉ trong vòng vài tháng.

Trong thực tế, sự sụt giảm nhanh chóng của thị trường tiền tệ toàn cầu đang tái hiện lại bóng ma của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cái mà được châm ngòi bởi sự rớt giá của đồng baht Thái, với mức giảm khủng khiếp lên đến 20% chỉ trong một ngày.

Cuộc khủng hoảng năm 97 đã làm chấn động cả thế giới, đẩy các sàn chứng khoán quốc tế xuống mức thấp kỷ lục và làm lay chuyển lòng tin của các nhà đầu tư trong khu vực suốt hơn một thập kỷ sau đó.

Chiến tranh tiền tệ cũng xuất phát từ phá giá đồng tiền

Chiến tranh tiền tệ cũng xuất phát từ phá giá đồng tiền

Đối với các nước nợ nhiều, đồng tiền mất giá trị làm cho các khoản nợ phải trả bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn, ăn mòn vào tăng trưởng kinh tế, áp lực lên thuế, phí và giá.

Trong quá khứ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Indonesia từng rất khó khăn khi các khoản nợ phình ra khi đồng nội tệ mất giá quá lớn so với đồng USD.

Vấn đề ở chổ, không chỉ mỗi Trung Quốc biết sử dụng tỷ giá hối đoái để tạo lợi thế cạnh tranh thương mại. Nó sẽ kéo theo “phong trào” cùng phá giá đồng tiền để bù đắp thiệt hại do đồng tiền kia gây ra - bản chất đó là cuộc “chiến tranh tiền tệ” dẫn đến bờ vực hiểm nguy cuối cùng - khủng hoảng kinh tế!.

Khả năng xảy ra chiến tranh tiền tệ tỷ lệ thuận với sức mạnh của đồng tiền bị phá giá. Năm 1930, khi “bản vị vàng” không còn được sử dụng, nước Anh phá giá đồng Poud xuống 25%, sau đó Bỉ, Mỹ, Pháp nối gót…sau đó Mỹ chủ trì thành lập hệ thống Bretton Wood để ngăn chặn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phá giá tiền: Nguồn cơn của "chiến tranh tiền tệ" tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711630911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711630911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10