Lời giải nào cho bài toán an ninh năng lượng tại Châu Á?

An Chi 15/07/2020 07:00

Đã đến lúc các quốc gia châu Á vốn phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu cần thiết lập cho mình một mức độ bảo vệ và ổn định trong một thị trường đầy biến động.

Đã đến lúc các quốc gia châu Á vốn phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu cần thiết lập cho mình một mức độ bảo vệ và ổn định trong một thị trường đầy biến động. Những gì các quốc gia cần làm là vượt qua sự nghi ngờ lẫn nhau và bắt tay vào xây dựng một kho dự trữ dầu ở châu Á.

Cơ sở lưu trữ và vận chuyển dầu Huangzeshan, hình vào ngày 12 tháng 5: Trung Quốc dường như không thể chia sẻ chi tiết về các kho dự trữ chiến lược của mình.

Cơ sở lưu trữ và vận chuyển dầu Huangzeshancủa Trung Quốc. Trung Quốc dường như không  chia sẻ chi tiết về các kho dự trữ chiến lược của mình.

Đây có vẻ là một bước đi không cần thiết khi giá dầu đã chạm mức thấp nhất trong vòng 30 năm, với nguồn cung dồi dào. Nhưng thực tế đã chứng minh, thị trường dầu luôn biến đổi theo đồ thị hình sin. Trong 50 năm qua, ít nhất 4 lần, thị trường dầu đã chứng kiến những lúc giá tăng 200% hay thậm chí 300% chỉ trong vòng vài tuần, và năm 2020 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử giá dầu xuống dưới 0.

Sự biến động này, xuất phát từ sự bất ổn chính trị tại Trung Đông, kết hợp cùng sự đầu cơ mạnh mẽ trên thị trường giao dịch. Nhìn rộng ra, đây là vấn đề quan trọng đối với khu vực châu Á, do nhu cầu nhập khẩu dầu đã trở nên thiết yếu, nhằm đáp ứng mức tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng. Trong thập kỷ qua, nhu cầu dầu trên toàn khu vực đã tăng gần 40%, và nhu cầu nhập khẩu tăng hơn 60% tại các nền kinh tế như Ấn Độ và Việt Nam.

Theo dữ liệu vừa được công bố trong đánh giá thống kê hàng năm của BP về thị trường năng lượng thế giới, hơn một nửa số dầu được giao dịch quốc tế mỗi ngày hiện được tiêu thụ tại thị trường châu Á. Hầu hết xuất khẩu dầu của thế giới đến từ Trung Đông, nơi rủi ro xung đột vẫn còn cao. Phần lớn nhu cầu dầu của châu Á đi qua Eo biển Hormuz - con đường biển chiến lược quan trọng nhưng không kém phần phức tạp, nằm giữa vịnh Oman phía đông nam và vịnh Ba Tư ở Tây Nam.

Việc đóng cửa Eo biển Hormuz do những xung đột quân sự từng gây ra nỗi hoang mang tột độ cho người tiêu dùng năng lượng ở châu Âu. Năm 2018, ước tính ba phần tư trong số 21 triệu thùng đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày buộc phải quay đầu.

Theo thời gian, mức đầu tư sản xuất giảm ở các khu vực khác trên thế giới chỉ có thể làm tăng thị phần của các nhà sản xuất tại Saudi Arabia, Iraq và một ngày nào đó có lẽ là Iran. Đối với các khu vực nhập khẩu nhiều dầu như châu Á, nhu cầu ngày càng tăng và sự phụ thuộc hoàn toàn vào những nguồn cung hiện tại có thể dễ dàng dẫn tới các rủi ro liên quan khác. An ninh năng lượng nên là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia ở châu Á.

Một thỏa thuận an ninh năng lượng của khu vực có thể thiết lập một cơ chế giúp đảm bảo nguồn cung năng lượng, tránh được sự thiếu hụt vật lý đột ngột. Gần 50 năm trước, tiền lệ cho một sáng kiến như vậy là thỏa thuận giữa các nhà sản xuất dầu vùng Vịnh đối với các quốc gia được coi là đã hỗ trợ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Thỏa thuận - Chương trình An ninh Năng lượng được quản lý bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế - với cam kết rằng các bên cần ký kết và đảm bảo nguồn lực của họ trong trường hợp thiếu nguồn cung nghiêm trọng.

Thỏa thuận này đã được viện dẫn ba lần - trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi đối mặt với cơn bão Katrina và Rita năm 2005 tại Mỹ và gần đây nhất là trong cuộc nội chiến ở Libya năm 2011. Trong mỗi trường hợp, việc đảm bảo nguồn cung đã giúp ổn định thị trường và ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand là thành viên của thỏa thuận đó. Nhưng phần còn lại của châu Á thì không.

Một trạm xăng ở Kolkata - Ấn Độ

Một trạm xăng ở Kolkata - Ấn Độ

Mọi quốc gia ở châu Á nhập khẩu dầu đều có mối quan tâm đến một cơ chế ổn định như vậy, nhưng một số quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc thì cho rằng rủi ro có thể được quản lý bằng các thỏa thuận song phương với các nhà sản xuất. Thỏa thuận được đề xuất giữa Trung Quốc và Iran, nơi Trung Quốc sẽ nhận được chiết khấu giá dầu trong 25 năm để đổi lấy hạ tầng đầu tư, chỉ là một ví dụ về những gì mà quốc gia tỷ dân này có thể làm được.

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng từ 5 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2009 lên gần 12 triệu thùng mỗi ngày trong năm ngoái. COVID-19 thậm chí còn làm nhu cầu dầu tại Trung Quốc tăng mạnh. Sau khi giảm trong quý đầu tiên, nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng trở lại lên tới hơn 11 triệu thùng mỗi ngày trong tháng Năm.

Xu hướng tăng trưởng nhập khẩu không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Phần còn lại của châu Á chiếm thêm 15 triệu thùng mỗi ngày nhập khẩu, với nhu cầu dầu tăng ở khắp mọi nơi trừ Nhật Bản. Việc quản lý rủi ro ở châu Á sẽ có ý nghĩa hơn đối với hầu hết các nền kinh tế khác tại châu Á. Đây sẽ chính là cơ hội để châu Á rút ra được nhiều bài học xong quanh vấn đề an ninh năng lượng

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường dầu mỏ và

    Thị trường dầu mỏ và "cuộc chiến tay ba"

    06:00, 30/03/2020

  • Thế “đa cực” của thị trường dầu mỏ

    Thế “đa cực” của thị trường dầu mỏ

    11:53, 14/03/2020

  • “Giải cứu” thị trường dầu mỏ

    “Giải cứu” thị trường dầu mỏ

    03:59, 22/09/2019

  • Cục diện mới trên thị trường dầu mỏ

    Cục diện mới trên thị trường dầu mỏ

    05:00, 16/03/2019

  • "Quần hùng tranh bá" trên thị trường dầu mỏ

    06:00, 10/01/2019

An Chi