Cục diện mới trên thị trường dầu mỏ

Trương Khắc Trà 16/03/2019 05:00

OPEC đang thực sự mất đi vai trò sau khi xảy ra tình trạng li khai của một số thành viên và Mỹ đang vươn lên giành ngôi vương ngành dầu mỏ thế giới.

Theo báo báo từ Rystad Energy, Mỹ sắp vượt Saudi Arabia - thủ lĩnh không chính thức của OPEC- về lượng dầu xuất khẩu.

p/Qatar đã nói lời chia tay với OPEC, tiếp theo có thể là Iraq và Venezuela. (Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi thông báo quyết định rút khỏi OPEC. Ảnh:p/Reuters)

Qatar đã nói lời chia tay với OPEC, tiếp theo có thể là Iraq và Venezuela. (Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi thông báo quyết định rút khỏi OPEC. Ảnh: Reuters)

Nỗ lực thâu tóm

Dầu mỏ là nguồn năng lượng tối quan trọng với mọi nền kinh tế, khiến các quốc gia chạy đua để giành quyền chủ động nguồn cung. Mỹ, Nga, Trung Quốc… chưa bao giờ từ bỏ tham vọng trở thành “ông vua” ngành dầu mỏ thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • "Quần hùng tranh bá" trên thị trường dầu mỏ

    06:00, 10/01/2019

  • Biến động thị trường dầu mỏ: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

    Biến động thị trường dầu mỏ: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

    06:00, 07/12/2018

  • Saudi Arabia sẽ sử dụng

    Saudi Arabia sẽ sử dụng "vũ khí dầu mỏ" nếu căng thẳng với Mỹ leo thang?

    05:40, 23/10/2018

  • Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    11:00, 02/08/2018

Nhưng hiện tại Mỹ đang có lợi thế hơn hẳn. Theo báo báo từ Rystad Energy, lượng dầu thô xuất khẩu, khí hóa lỏng và các sản phẩm hóa dầu như xăng của Mỹ trong 2019 sẽ lớn hơn Saudi Arabia, nhờ việc tăng sản lượng dầu đá phiến. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt mức trung bình 10 triệu thùng/ngày vào năm 2018, phá vỡ kỷ lục 9,6 triệu thùng/ngày năm 1970.

Rất trùng hợp, vào lúc OPEC đang bị chia rẽ nội bộ, Qatar - một thành viên lâu năm chính thức nói lời chia tay đầu năm 2019, tiếp theo có thể là Iraq và Venezuela. Quốc hội Mỹ hồi cuối tháng 7/2018 đã thông qua Dự luật về sản xuất và xuất khẩu dầu (NOPEC) được cho là nhằm chấm dứt nỗ lực của OPEC và Nga thao túng dầu mỏ thế giới, bằng cách thu hồi quyền miễn trừ chủ quyền của các thành viên OPEC.

Diễn biến khó lường

Mỹ sẽ trở thành nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới nhờ vào đột phá công nghệ, song không thể loại bỏ yếu tố chính trị- như là đòn đánh chĩa về phía Nga và Iran, bất luận thế nào kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc.

Điều đầu tiên mà Mỹ phải đảm bảo là duy trì giá dầu ở mức vừa đủ để các Cty khai thác có lợi nhuận. Đây là điều mà OPEC thường làm suốt nhiều năm qua (thường thất bại). Vì vậy, kịch bản giá dầu vẫn sặc mùi tính toán, cho dù ngôi vương đổi chủ.

Việt Nam tuy là nước khai thác và xuất khẩu dầu thô quy mô nhỏ nhưng vẫn bị tác động dây chuyền. Nếu kịch bản giá dầu thô giảm, người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ được lợi. Tuy nhiên, điều này sẽ gây khó cho ngân sách từ nguồn bán dầu thô, tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán thông qua nhóm cổ phiếu ngành dầu khí; hoạt động thu hút đầu tư bị ảnh hưởng, nhất là ngành dầu khí và các ngành liên quan. Bởi vậy, việc điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô theo giá dầu là rất quan trọng đối với Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cục diện mới trên thị trường dầu mỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO