Hục hặc trong liên minh dầu mỏ OPEC+ đã xảy ra khi giá dầu rớt xuống mức thấp kỳ lục từ năm 1991. Liệu đây có phải tiền đề cho cuộc bể dâu trong nay mai?
Hàng chục năm qua, sở dĩ giá dầu ổn định là nhờ vào sự điều tiết của OPEC và các thành viên liên kết bên ngoài như Nga. Nhưng vài năm trở lại đây, song trùng với việc Mỹ sản xuất thành công dầu đá phiến tại Texas và Bắc Dakota thì OPEC bắt đầu rạn vỡ về mặt tổ chức!
Liên minh OPEC+ tan vỡ
Ngày 9/3 giá dầu mỏ thế giới giảm tới 30%- mạnh nhất kể từ năm 1991, Cả Brent và WTI đều về đáy 4 năm và giao dịch quanh 30 USD một thùng. Hiện tại, mức giảm co hẹp về 18%. Đây là hậu quả trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 đang lan nhanh từ châu Á sang Mỹ và châu Âu, khiến nhu cầu đi lại bị giảm, chuỗi logictics liên lục địa bị gián đoạn, hàng loạt nhà máy khổng lồ bị đóng cửa làm cho nguồn cung dầu không trở nên quá cần thiết.
Trong bối cảnh đó, để ngăn chặn tài nguyên quốc gia bị bán rẻ, thành viên lớn nhất trong OPEC là Saudi Arabia đã thương thuyết tổ chức này cắt giảm sản lượng để neo giá.
Tuy nhiên, Nga dường như bỏ ngoài tai lời đề nghị này, nguy hiểm hơn, từ nguồn tin thân cận của tờ Finance Time, giới chức Nga quả quyết rằng “từ ngày ¼ ai cũng có thể sản xuất tùy ý”.
Có thể lý giải quan điểm cứng rắn của Nga vì hiện nền kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, khí đốt. Đương nhiên, Moscow có lý do để đưa ra cách tiếp cận thiếu đồng minh như vậy.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ lên hãng năng lượng Nga, và nỗ lực chặn đường ống khí đốt Nord Stream 2 từ Nga sang Đức càng khiến nước này tức giận. Quan trọng hơn, ngành dầu đá phiến tại Mỹ đang phát triển như vũ bão, Washington có khả năng thống lĩnh thị trường dầu mỏ thế giới trong nay mai. Lý lẽ của Nga là nếu họ buông lỏng sản lượng vào lúc này có thể bị Mỹ nẫng hết khách hàng.
Thế “chân vạc” trên thị trường dầu mỏ
Nhưng nếu Nga và OPEC “nghỉ chơi” với nhau thì ngành dầu lửa thế giới một lần nữa quay về thế “đa cực”. Kịch bản này vừa có hại vừa có lợi cho các nước nhập khẩu dầu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ hay châu Âu.
Có lợi ở chỗ, thị trường được đa dạng nguồn cung, sự cạnh tranh không thương tiếc của các nhà xuất khẩu dầu sẽ làm giảm giá, khi đó những nơi nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ nhiều như Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
Phân bố “đa cực” sẽ tránh được tình trạng độc quyền, lúc này quyền lực “mềm” của Trung Đông, Nga, Mỹ được chia đều cho nhau. Có nghĩa rằng, cơ hội để Mỹ vươn lên thống trị thị trường dầu mỏ càng dễ hơn.
Bởi vì dầu lửa luôn là thứ vũ khí rất lợi hại của Mỹ, bất kỳ dưới thời Tổng thống nào. Bao nhiêu cuộc xung đột với thế giới Ả rập đều có nguồn gốc sâu xa từ dầu mỏ; lệnh cấm vận nhằm vào Iran hiện tại cũng là gây sức ép với Trung Quốc thông qua nguồn “vàng đen”.
Có thể bạn quan tâm
05:26, 14/03/2020
01:00, 13/02/2020
03:59, 22/09/2019
07:00, 18/09/2019
00:00, 18/09/2019
Đáng chú ý, mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia ngày một thân thiết hơn. Bất chấp những quan ngại liên quan tới vụ nhà báo người Saudi Arabia - Khasoggi bị sát tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Tổng thống D.Trump vẫn bày tỏ mong muốn Riyadh là một đồng minh thân cận của Washington tại khu vực Trung Đông - dưới mọi cách thức.
Nga tách khỏi liên minh với OPEC nhằm mục đích kiềm tỏa Mỹ. Nhưng bản thân dầu đá phiến không dễ cạnh tranh về giá với nguồn dầu lỏng dưới lòng đất rất phong phú ở Trung Đông và Nga.