WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với biến chủng Omicron

CẨM ANH 05/12/2021 00:58

Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WHO Takeshi Kasai cảnh báo, khu vực châu Á phải chuẩn bị cho một làn sóng dịch Covid-19 mới do biến thể Omicron.

>> Thêm nhiều cách thức mới đối phó với biến chủng Omicron

WHO cảnh báo các quốc gia thuộc khu vực châu Á cần cảnh giác trước biến chủng Omicron

WHO cảnh báo các quốc gia thuộc khu vực châu Á cần cảnh giác trước biến chủng Omicron

Cho đến nay, nhiều nước tại châu Á đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Dù chưa rõ tác động của biến chủng này, chính phủ nhiều nước đã siết chặt các quy định phòng dịch để ngăn chặn Omicron lan rộng trong cộng đồng, trong đó chủ yếu là hạn chế hoặc cấm nhập cảnh hay bắt buộc và tăng thời gian cách ly.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiêm chủng đầy đủ cho người dân để chuẩn bị cho nguy cơ bùng phát dịch do biến chủng Omicron bởi kiểm soát biên giới không phải là giải pháp duy nhất mà chỉ có thể "câu giờ".

WHO cũng kêu gọi các quốc gia nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. "Mọi người không nên chỉ dựa vào các hạn chế biên giới. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho những biến chủng có khả năng lây lan cao này. Cho đến nay, thông tin hiện có cho thấy chúng ta không cần phải thay đổi cách tiếp cận (chống dịch)", ông Kasai cho biết.

Hiện các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đang tích cực các biện pháp để ngăn chặn biến thể mới lan rộng. Malaysia - quốc gia vừa thông báo phát hiện ca mắc biến thể Omicron cho biết sẽ áp đặt thêm các hạn chế bao gồm xét nghiệm bổ sung những người đã được tiêm vaccine từ Singapore. Trước đó, Singapore nằm trong danh sách ưu tiên sẽ không phải cách ly nếu tiêm đủ vaccine khi vào Malaysia. Tuần này Malaysia cũng đã cấm tạm thời những du khách đến từ 8 quốc gia châu Phi, nơi biến thể Omicron đang lan rộng.

Dựa trên những quan sát ban đầu, các chuyên gia y tế cho biết vẫn chưa có đủ thời gian để Omicron mở rộng phạm vi lây lan, hoặc gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất cho những người đã nhiễm virus. Theo Richard Lessells, chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm nghiên cứu KwaZulu-Natal của Nam Phi, cho biết "Tìm hiểu về biến chủng mới sẽ là một quá trình lâu dài. Do đó, hiện còn quá sớm để nhận định về mức độ tình trạng bệnh mà biến chủng Omicron gây ra, bởi thường cần từ 1-2 tuần sau khi nhiễm virus để các triệu chứng nặng bắt đầu phát triển".

>> Biến chủng Omicron có thật sự đáng sợ?

Các nhân viên tại Narita của Nhật Bản tăng cường lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 của du khách.

Các nhân viên tại Narita của Nhật Bản tăng cường lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 của du khách.

Với nhiều đột biến mới, biến chủng Omicron dường như trốn tránh tấm chắn vaccine ở một mức độ đáng kể. Nhiều chuyên gia từng phản đối giờ tin rằng mũi vaccine tăng cường có thể mang lại khả năng phòng thủ tốt nhất trước biến chủng mới. Liều tăng cường ít nhất có thể làm chậm sự lây lan trong lúc các nhà sản xuất phát triển loại vaccine dành riêng cho Omicron nếu cần.

Theo phân tích của một số nhà nghiên cứu, mũi vaccine tăng cường làm tăng mức độ kháng thể, tăng cường khả năng phòng thủ của cơ thể và có thể giúp chống lại bất cứ lợi thế nào mà Omicron đạt được. Như John Moore, nhà virus học tại Weill Cornell Medicine ở New York chỉ ra, nếu biến chủng Omicron có khả năng cao chống lại kháng thể, dù chưa được chứng minh, thì mũi vaccine tăng cường là hợp lý. Sẽ không có hại gì nếu mọi người có thêm hàng rào bảo vệ.

Tuy nhiên, nếu các thử nghiệm cho thấy biến chủng Omicron né tránh vaccine, các nhà sản xuất sẵn sàng điều chỉnh phiên bản mới. Quá trình đó mất ít nhất một vài tháng và có thể cần tiêm các loại vaccine hiện tại để giữ cho biến chủng nằm trong tầm kiểm soát.

Trước mắt, WHO cho biết, các nước cần phải tận dụng bài học kinh nghiệm từ việc đối phó với biến thể Delta, kêu gọi tiêm phòng đầy đủ cho các nhóm dễ bị tổn thương và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội.

Việc dịch bệnh COVID-19 càng kéo dài, virus càng có nhiều cơ hội để biến đổi với nhiều đột biến và theo đó, dịch bệnh tiếp tục kéo dài hơn. Bà khuyến nghị mọi người dân cần đảm bảo quy định về y tế và xã hội như đeo khẩu trang che mũi, miệng, giữ khoảng cách an toàn, tránh nơi kém thông gió hoặc nơi đông người, giữ tay sạch, che khi ho, hắt hơi và tiêm phòng để giảm nguy cơ phơi nhiễm với SARS-CoV-2. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thêm nhiều cách thức mới đối phó với biến chủng Omicron

    Thêm nhiều cách thức mới đối phó với biến chủng Omicron

    07:13, 03/12/2021

  • Biến chủng Omicron có thật sự đáng sợ?

    Biến chủng Omicron có thật sự đáng sợ?

    04:00, 03/12/2021

  • Biến chủng Omicron ảnh hưởng thế nào đến việc mở lại đường bay quốc tế?

    Biến chủng Omicron ảnh hưởng thế nào đến việc mở lại đường bay quốc tế?

    20:30, 02/12/2021

  • Tranh cãi hiệu quả của vaccine COVID-19 với biến chủng Omicron

    Tranh cãi hiệu quả của vaccine COVID-19 với biến chủng Omicron

    05:03, 02/12/2021

  • Bốn biện pháp kiểm soát, ứng phó trước biến chủng Omicron

    Bốn biện pháp kiểm soát, ứng phó trước biến chủng Omicron

    07:35, 01/12/2021

CẨM ANH