Omicron tạo thách thức cho các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh
Có thể thấy, biến chủng Omicron xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức cho các nhà lãnh đạo trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ và Vương quốc Anh.
>>Joe Biden nhức đầu vì “núi tiền” 1,7 nghìn tỷ USD
Tổng thống Joe Biden đã phải trải qua những tuần đầy khó khăn khi ông cảm thấy mình không còn nhiều quyền lực để kiểm soát đại dịch, ngăn chặn lạm phát hoặc giành chiến thắng tại Thượng viện với tỷ lệ 50/50.
Kết quả khảo sát gần đây của CNN cho thấy tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Joe Biden hiện là 42%, trong khi thăm dò của Đại học Quinnipiac hồi tháng 1 chỉ ra tỷ lệ này chỉ là 33%, thấp hơn người tiền nhiệm Donald Trump.
Tình hình Covid-19 tại Mỹ chủ yếu do biến chủng Omicron, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng đang làm gia tăng áp lực với ông Biden. Số ca nhiễm trung bình hàng ngày ở Mỹ hiện là hơn 780.000, tăng 159% trong 14 ngày qua. Số ca nhập viện và tử vong tăng lần lượt 82% và 51%. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã báo cáo hơn 65,2 triệu ca nhiễm và hơn 869.000 ca tử vong vì Covid-19.
Các chuyên gia nhận định, cho tới nay, những gì ông Biden thể hiện ở mức trung bình và cần tăng cường thêm biện pháp để đối mặt với biến thể Omicron - thách thức quan trọng nhất từ đầu nhiệm kỳ tổng thống tới nay.
Trong khi đó, mặc dù làn sóng dịch tại Anh được nhận định ít nghiêm trọng hơn, tuy nhiên Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đang trải qua quãng thời gian sóng gió chưa từng có trong nhiệm kỳ. Từ đầu tháng 12, mỗi ngày trôi qua Thủ tướng Johnson lại đối mặt một bê bối mới, và danh sách những người chỉ trích chính quyền của ông ngày một dài thêm.
Thủ tướng Johnson đang nhận những lời chỉ trích cũng như kêu gọi từ chức từ phe đối lập lẫn làn sóng giận dữ trong nội bộ đảng Bảo thủ khi văn phòng Thủ tướng tổ chức tiệc trong thời gian Vương quốc Anh yêu cầu không tổ chức tiệc Giáng sinh trên cả nước và người dân phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng dịch.
Mặc dù sau đó Thủ tướng Johnson đã công khai xin lỗi, nhưng kết quả thăm dò cử tri tại Anh vào ngày 8/12 cho thấy, 54% người Anh muốn ông Johnson từ chức. Theo chuyên gia phân tích chính trị Julian Zelizer nhận định, thời điểm cuộc khủng hoảng xảy ra có tác động tiêu cực đến con đường chính trị của ông Johnson khi các nghị sĩ đảng Bảo thủ có thể kích hoạt một cuộc bỏ phiếu về vai trò lãnh đạo của ông bằng cách gửi thư bất tín nhiệm.
>>Vương quốc Anh và châu Âu cảnh báo điều gì từ Omicron?
Có thể thấy, việc có những chính sách thúc đẩy tiêm chủng nhanh chóng khi biến chủng Delta đang lây lan mạnh mẽ đã giúp Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson kiểm soát được đại dịch và từng bước phục hồi kinh tế, tạo dựng lòng tin với cử tri. Nhưng sự xuất hiện của biến chủng Omicron với tốc độ lây nhiễm mạnh mẽ đã làm đảo lộn các biện pháp chống dịch khiến số ca nhiễm bùng nhanh chóng tại hai quốc gia này.
Tại Mỹ, sau vài tháng đầu phân phối thành công khiến độ bao phủ vaccine trên toàn nước Mỹ đạt trên 60%, nhưng tỷ lệ tiêm chủng đang chững lại khi Omicron bùng nổ. Giới quan sát cho rằng Tổng thống Biden có thể làm nhiều hơn thế để ngăn chặn Omicron. Các lệnh cấm nhập cảnh có thể giảm nguy cơ biến thể xâm nhập vào Mỹ, nhưng sau đó nó được chứng minh là không hiệu quả khi Omicron vẫn tấn công nước này. Chính quyền Biden lẽ ra có thể siết chặt các biện pháp cách ly người nhập cảnh để làm chậm sự lây lan của Omicron hoặc một biến thể tương lai.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn có thể đảo ngược tình huống nếu có những chính sách đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả. Nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng dịch do biến chủng Omicron gây ra sẽ nhanh chóng đạt đỉnh và số ca nhiễm mới đang có chiều hướng suy giảm. Mới đây, báo cáo của công ty dược phẩm Hoa Kỳ Pfizer cho biết thuốc viên điều trị Covid-19 trong giai đoạn thử nghiệm giúp giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong nếu được sử dụng trong vòng vài ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên
"Tin tức này cung cấp một tia hy vọng trong cuộc chiến chống lại Covid-19", Tổng thống Biden cho biết. Ông cũng tuyên bố thêm rằng chính quyền Mỹ đã đặt hàng đủ số lượng thuốc để điều trị cho 10 triệu người dân của quốc gia này.
Hiện tại, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đang cân nhắc nới lỏng biện pháp phòng dịch nhằm củng cố vị trí lãnh đạo bên cạnh việc tăng cường tiêm chủng mũi vaccine tăng cương cho người dân. Nếu dịch bệnh có dấu hiệu suy giảm, nhiều khả năng ông sẽ lấy lại được uy tín trước khi cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 5/2024.
Có thể bạn quan tâm