Omicron ngăn cản chiến lược ngoại giao vaccine của Nga và Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Sự lan rộng của biến thể Omicron đã ảnh hưởng nặng nề đến chính sách ngoại giao vaccine của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nga và Trung Quốc.

>> Cẩn trọng “ngoại giao” vaccine của Trung Quốc

Vaccine Sputnik V của Nga

Vaccine Sputnik V của Nga

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Trung Quốc và Nga đã sử dụng các loại vaccine tự sản xuất để thúc đẩy chiến lược "ngoại giao vaccine" nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo khó tiếp cận với nguồn vaccine. Theo các chuyên gia nhận định, nỗ lực này đã mang lại một số thành công nhất định, cho đến khi biến chủng Omicron xuất hiện.

Hai loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất của Trung Quốc, gồm Sinopharm và Sinovac, đều sử dụng virus bất hoạt để tạo ra phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên một nghiên cứu hẹp của Đại học Giao thông Thượng Hải cho thấy, người tiêm ba mũi vaccine bất hoạt có khả năng chống lại Omicron "thấp đáng kể", nhưng không nói rõ liệu mức này có đủ để bảo vệ cơ thể trước biến chủng mới hay không.

Tương tự, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại học Washington và công ty trị liệu kháng thể Thụy Sĩ Humabs BioMed gần đây cũng cho thấy mức độ kháng thể của những người tiêm vaccine của Sinopharm chống lại Omicron giảm đáng kể so với các chủng cũ.

Ngoài vaccine của Sinopharm, các nhà khoa học cũng đưa 6 loại vaccine khác bao gồm Moderna, Pfizer và AstraZeneca, Johnson&Johnson và Sputnik V vào thử nghiệm. Kết quả cho thấy hiệu quả chống lại Omicron giảm xuống ở tất cả 6 loại vaccine này. Nhưng các kháng thể giúp ngăn chặn biến chủng mới không được tìm thấy ở bất cứ ai trong số 11 người tiêm vaccine Sputnik.

Điều này làm dấy lên lo ngại về hiệu quả của hai loại vaccine, đặc biệt là khi chúng đã được phân phối rộng rãi trên thế giới. Cả hai công ty Sinovac và Sinopharm đều cung cấp một lượng đáng kể vaccine cho Covax, chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu do Liên Hợp Quốc khởi xướng trong năm 2020.

>> Trung Quốc: Nguy cơ đổ vỡ kế hoạch “ngoại giao vaccine”

Hai loại vaccine phòng Covid-19 của Trung Quốc

Hai loại vaccine phòng Covid-19 của Trung Quốc

Một số ý kiến cho rằng, các quốc gia nhận vaccine thông qua Covax hiện ít quan tâm đến vaccine của Trung Quốc hơn. Dữ liệu do UNICEF tổng hợp vào cuối tháng 12/2021 cho thấy các lô hàng của Sinopharm và Sinovac được gửi đi thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương hay quyên tặng cho Covax đã giảm trong những tháng cuối năm 2021, từ mức cao nhất hơn 100 triệu liều mỗi loại hồi mùa hè xuống còn khoảng một nửa vào tháng 11-12.

Với vaccine Sputnik V của Nga, hiện nay, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya cùng Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã phủ nhận bất kỳ ý kiến nào cho rằng vaccine này có khả năng bảo vệ yếu hơn trước Omicron.

Tuy nhiên, vaccine Sputnik V chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay các cơ quan y tế lớn của phương Tây phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp. với lý do ban đầu là thiếu dữ liệu cần thiết từ các nhà phát triển vaccine. Điều này đã có những tác động đáng kể khi nhiều quốc gia chỉ chấp nhận khách nhập cảnh được tiêm chủng đầy đủ loại vaccine được WHO công nhận. Không chỉ người Nga bị ảnh hưởng bởi quy định này, hàng triệu người sử dụng vaccine Sputnik V ở Mỹ Latinh cũng chịu tác động từ việc hạn chế này.

Theo tiến sĩ Simone Wildes, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Hệ thống y tế Shore Health ở Massachusetts, Mỹ nhận định, ở một mức độ nào đó, điều này có vẻ là thất bại lớn đối với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đã sử dụng vaccine nội địa như một phần trong chiến lược ngoại giao.

“Mặc dù Mỹ dường như xuất phát chậm hơn trong câu chuyện ngoại giao vaccine. Tuy vậy, quốc gia này đã cho thấy quyết tâm lấy lại vị thế khi đẩy mạnh việc chia sẻ nguồn vaccine khổng lồ”, chuyên gia này phân tích. Nửa sau năm 2021 đã chứng kiến một sự thay đổi ngoạn mục trong cuộc đua này với sự bứt phá mạnh mẽ của Mỹ với nguồn cung vaccine dồi dào. Đối với Mỹ, chính sách ngoại giao vaccine được xem là cơ hội để xóa bỏ những hoài nghi về vai trò toàn cầu của cường quốc hàng đầu thế giới.

Mặc dù vậy, trong cuộc chạy đua chống lại sự phát triển của virus, việc tiêm chủng nhanh chóng để hạn chế sự lây lan của các chủng đột biến. Vì vậy, điều quan trọng là phải làm chậm sự lây lan của dịch bệnh bằng cách tiêm chủng càng sớm càng tốt cho nhiều người.

Hiện nay, các loại vaccine được sử dụng vẫn có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hoặc tử vong. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các quốc gia cần tận dụng tối đa nguồn vaccine có thể tiếp cận được để nhanh chóng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Với các loại vaccine giảm hiệu quả nhanh chóng có thể tiêm các liều nhắc lại để khôi phục hiệu quả của vaccine trong cơ thể ở mức cần thiết.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Omicron ngăn cản chiến lược ngoại giao vaccine của Nga và Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702132 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702132 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10