“Gót chân Asin” của dầu mỏ
Dầu mỏ là nguồn cơn gây ra khủng hoảng một khi có thế lực mới ngoi lên thách thức trật tự vốn có.
>> Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine
Thị trường dầu mỏ thế giới không có quân át chủ bài nào, mà gắn chặt với các sự kiện địa chính trị, địa kinh tế.
Mỹ đứng ngoài cuộc
Người Mỹ dường như đứng ngoài ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng kể từ khi công nghệ chiết xuất dầu khí đá phiến ra đời. Từ một quốc gia nhập khẩu 30% trong tổng mức tiêu thụ trong nước, đến năm 2019 Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng năng lượng.
Về lý thuyết, Mỹ hoàn toàn đủ khả năng tăng sản lượng khai thác dầu để hạ giá xuống dưới mức 96 USD/thùng như hiện nay, qua đó đẩy lùi “bóng ma” lạm phát. Song, mọi chuyện không đơn giản như vậy, kể từ sau Hội nghị COP26, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm room tín dụng đối với các dự án khai thác năng lượng hóa thạch nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ giờ như con “hổ giấy”, hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa, khiến gần 80.000 lao động rời đi. Việc khởi động lại chuỗi cung ứng này vô cùng tốn kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, giới tư bản năng lượng Mỹ vẫn án binh bất động, kể cả khi giá dầu đạt 150 USD/thùng.
Nếu tăng sản xuất dầu đá phiến, Mỹ phải nhập 400.000 tấn dầu nặng từ Nga và nguyên phụ liệu từ Canada, Venezuela. Điều này không có tác dụng bình ổn giá năng lượng trong nước. Dù được xem có khả năng tự chủ năng lượng, nhưng giá xăng, dầu ở Mỹ vẫn nhảy múa do chiến sự Nga- Ukraine.
>> Các “gã khổng lồ” dầu mỏ đang kiếm bộn tiền!
Ai là “ông trùm” thực sự?
Nga tuy sở hữu trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, giàu kinh nghiệm thăm dò, khai thác, sản xuất, nhưng điểm yếu của nước này là không có đồng tiền đủ mạnh để tạo ra hệ thống thanh toán độc lập. Việc bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT cho thấy tính bất ổn của ngành năng lượng Nga.
Trung Đông và OPEC đang sản xuất nhiều dầu nhất thế giới, nhưng nội bộ thường xuyên mất đoàn kết, luôn hứng chịu căng thẳng địa chính trị do phương Tây tạo ra hòng kiểm soát nguồn “vàng đen”. Đơn cử như Saudi Arabia, Kuwait, UAE không hoàn toàn có quyền quyết định đến sản lượng cũng như giá cả!
Kể từ khi hệ thống “petrodollars” được thiết lập năm 1971 và cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 xảy ra, đã xóa sạch mọi tham vọng bá chủ ngành công nghiệp dầu khí của các liên minh lẫn cường quốc.
Thực tiễn này cho thấy ngành năng lượng là cuộc chơi, trong đó không có quân át chủ bài, tính ổn định gắn chặt với biến cố chính trị, quân sự, an ninh kinh tế. Dầu mỏ được cho là cơn nguồn gây ra khủng hoảng khi có thế lực mới thách thức trật tự thị trường.
Do tính chất tối quan trọng của dầu mỏ, nên không một quốc gia, tổ chức nào có quyền quyết định mọi việc. Cán cân quyền lực nên chia đều, cần sự bổ trợ tương hỗ, giúp nhân loại tránh được cuộc tàn sát quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường dầu mỏ đứng trước khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ
05:15, 17/03/2022
Tổng thống Nga: Còn quá sớm để giao dịch dầu mỏ bằng tiền điện tử
12:21, 18/10/2021
Căng thẳng Nga - Ukraine... chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
04:38, 07/04/2022
Ứng phó dài hạn với giá dầu tăng cao
04:50, 06/04/2022