IPEF: Tham vọng kết nối Âu - Á của Mỹ
Tổng thống Joe Biden tuyên bố khởi động mạng lưới thương mại châu Á - Thái Bình Dương mới với 13 quốc gia đầu tiên.
>>Cơ hội nào từ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Cụ thể, Tổng thống Biden đã khởi động Khung Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) khi thăm Nhật Bản với sự tham gia của 13 nước đầu tiên gồm Mỹ, Australia, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan...
"Khuôn khổ này thể hiện cam kết phối hợp với các đối tác và bạn bè thân thiết của chúng tôi trong khu vực, nhằm xử lý những thách thức quan trọng nhất để bảo đảm sức cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ 21", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu.
Động thái này nhằm nâng cao cấu trúc kinh tế của Mỹ và tạo ra một đối trọng khác với Trung Quốc ở châu Á. Không giống các khối thương mại truyền thống, những thành viên tham gia IPEF không phải đàm phán về thuế quan và tăng tiếp cận thị trường. Thay vào đó, sáng kiến này nhằm tích hợp các đối tác thương mại vào những tiêu chuẩn đã được nhất trí trong 4 lĩnh vực chính, gồm kinh tế số, chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng năng lượng sạch và các biện pháp chống tham nhũng.
Điều quan trọng, IPEF không phải là một hiệp định thương mại tự do. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng sáng kiến này không phải là một hiệp ước an ninh và tách biệt với Nhóm Bộ Tứ Quad bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.
Mặc dù né tránh các thỏa thuận thương mại, Mỹ muốn nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực kinh tế châu Á, nơi Trung Quốc đang có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ bất chấp các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc là các nền kinh tế lớn trong khu vực và Ấn Độ, một thành viên của Bộ tứ, đang có các bước phát triển nhảy vọt.
Bên cạnh đó, các quan chức Hoa Kỳ cũng đã cẩn thận tránh đề cập đến Trung Quốc trong các cuộc thảo luận về IPEF và đã phủ nhận rằng đó là một nhóm "kín", như Trung Quốc đã tuyên bố. Do đó, sáng kiến này sẽ mở cửa cho các thành viên mới.
Theo ông Ali Wyne, chuyên gia phân tích cấp cao tại Eurasia Group, Hoa Kỳ cần tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của mình trong khu vực và sẽ lấp đầy khoảng trống mà Mỹ đã tạo ra khi rời TPP. Có thể, theo thời gian, Mỹ sẽ nhận ra cần phải làm nhiều hơn nữa và tiến gần hơn đến một mô hình tương tự như TPP.
Với bối cảnh chiến lược đang thay đổi cũng như những thách thức mà Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải đối mặt, bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ cũng sẽ cần phải thúc đẩy quan hệ đối tác trong khu vực. Do đó, chiến lược đã đưa ra chi tiết tầm nhìn của Hoa Kỳ phù hợp với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của các đối tác quan trọng nhất của họ, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Vương quốc Anh và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
>>Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine
Theo giới quan sát chính trị, điểm mới của IPEF là sự trình bày rõ ràng về cách Hoa Kỳ muốn làm việc với các đối tác bên ngoài khu vực, đặc biệt là châu Âu. Một trong những mục tiêu trong chiến lược là “xây dựng cầu nối giữa Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương”. Điều này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Âu trong khu vực mà còn khuyến khích tương tác nhiều hơn giữa các đối tác châu Á và châu Âu.
Tín hiệu tích cực cho Washington là châu Âu đã bắt đầu chuyển trọng tâm khu vực khỏi Trung Quốc sang các đối tác như ASEAN, Ấn Độ và Nhật Bản. EU đã hiểu được tầm quan trọng của các liên minh linh hoạt, điều mà chính quyền Biden đã và đang nhấn mạnh.
Diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ - Thái Bình Dương sắp tới tại Paris sẽ là một bước quan trọng trong việc làm rõ nét chiến lược của EU trong khu vực và sẽ chứng kiến việc công bố các dự án cụ thể mà EU sẽ thực hiện ở đó. Đặc biệt, việc mời Úc tham gia là một bước quan trọng trong việc hàn gắn rạn nứt do AUKUS gây ra.
Các chuyên gia cho rằng ít nhất trong ngắn hạn, Hoa Kỳ sẽ cần là một đối tác đáng tin cậy ở châu Á và châu Âu để liên kết các đối tác của mình trong cả hai khu vực một cách chặt chẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine
02:36, 14/03/2022
Cơ hội nào từ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương?
01:00, 27/02/2022
Thấy gì từ việc Vương quốc Anh đẩy mạnh hiện diện tại Ấn Độ - Thái Bình Dương?
05:30, 18/03/2021
Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tầm nhìn mới của Mỹ
11:00, 16/06/2019
Toan tính mới của Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương
14:41, 09/01/2019