Lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 12/06/2022 12:00

Giá cả nhiều hàng hóa đang giảm mạnh, khiến nhiều người cho rằng lạm phát đã đạt đỉnh.

>> FED dự kiến sẽ thực hiện ít nhất ba đợt tăng lãi suất lớn

Nếu lạm phát đã đạt đỉnh, nhiều ngân hàng trung ương có thể sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới.

 Lạm phát trung bình trên thế giới giai đoạn 2010- 2022.

Lạm phát trung bình trên thế giới giai đoạn 2010- 2022.

“Ánh sáng cuối đường hầm”

Sau 3 năm vật lộn với “siêu chu kỳ giá hàng hóa” do COVID-19; sau đó là chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc và gần đây là chiến sự Nga - Ukraine, thì giá một số mặt hàng chiến lược bắt đầu giảm.

Giá chip của InSpectrum Tech, cấu thành thước đo chi phí của ngành hàng điện tử đã giảm 50% so với năm 2018. Giá cước vận tải container WCI của Drewry đã giảm 26%. Giá phân bón ở Bắc Mỹ thấp hơn 26% so với mốc lịch sử hồi tháng 3…

Giá cước vận chuyển container giảm mạnh đã “đả thông” điểm nghẽn ở các trung tâm logictics toàn cầu như Thượng Hải, Singapore, Rotterdam, góp phần giải quyết vấn đề có hàng. Chẳng hạn, nhà bán lẻ khổng lồ Walmart bắt đầu giải phóng kho hàng khổng lồ ở Mỹ…

Giá phân bón hạ “nhiệt” giúp giảm tải trực tiếp mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm của người dân khắp nơi trên thế giới, góp phần đẩy lùi dần khủng hoảng lương thực.

Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc bắt đầu giảm 1,5% so với tháng trước; chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 5 của Mỹ cũng giảm xuống 4,9% so với mức 5,2% trong tháng 3 và 5,3% trong tháng 2… có vẻ như đã cho thấy lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh.

>> Nỗi lo lạm phát toàn cầu

Khi nào đảo chiều chính sách tiền tệ?

Bất chấp quyết định tăng sản lượng từ OPEC, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ vẫn được giao dịch ở mức cao 120,7 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent Biển Bắc ở mức 119,87 USD/thùng.

Giá dầu mỏ là một trong những thành phần chủ chốt trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trên thực tế, dầu mỏ ngày càng trở thành yếu tố quyết định đến chi phí sản xuất, tiêu dùng - cái mà giới chuyên gia gọi là “nền kinh tế dầu mỏ”.

Trong khi đó, chiến sự Nga- Ukraine được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài và Mỹ, phương Tây sẽ có thêm những lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Nga, đặc biệt phương Tây sẽ sớm ngừng nhập hoàn toàn dầu khí của Nga. Do đó, giá xăng dầu thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Trong bối cảnh đó, lạm phát có thể sẽ tiếp tục giảm, nhưng không đồng loạt, hoặc độ trễ lớn. Khống chế lạm phát vẫn là vấn đề hóc búa với những nền kinh tế nhập khẩu ròng năng lượng.

TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, cho rằng dù lạm phát có vẻ đã đạt đỉnh, nhưng các ngân hàng trung ương vẫn cần tiếp tục tăng lãi suất vì lãi suất vẫn thấp hơn khá nhiều lạm phát. Việc FED và ECB phải thu hẹp bảng cân đối tài sản sẽ hút thanh khoản dư thừa về. “Tháng 9 có thể là thời điểm hợp lý cho việc giảm tốc tăng lãi suất của các NHTW. Trong khi đó, nỗi lo suy thoái đang chuyển dần về năm 2024, thay vì năm 2023. Do đó, chu kỳ thắt chặt tiền tệ hiện tại sẽ chuyển sang nới lỏng vào cuối năm 2023 nếu lạm phát trong tầm kiểm soát”, TS. Hồ Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể sa sút nghiêm trọng

    IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể sa sút nghiêm trọng

    05:00, 09/03/2022

  • “Sức bật mới” kinh tế Châu Á (Kỳ I): Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

    “Sức bật mới” kinh tế Châu Á (Kỳ I): Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

    11:14, 10/02/2022

  • Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022

    Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022

    05:02, 08/02/2022

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ VII): Bất ổn kinh tế Trung Quốc

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ VII): Bất ổn kinh tế Trung Quốc

    03:31, 04/02/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ