Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022

CẨM ANH 08/02/2022 05:02

Theo World Bank, các biến thể của virus kết hợp với lạm phát, nợ và bất bình đẳng có nguy cơ làm gia tăng bất ổn kinh tế toàn cầu.

>>Triển vọng kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng không đồng đều năm 2021

Các chuyên gai

Nhiều tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2022

World Bank đã đưa ra dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 ở mức 4,1%. Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ đi kèm với gia tăng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, nếu điều tiết phù hợp tốc độ này sẽ đủ để khôi phục sản lượng và đầu tư ở các nền kinh tế này về mức trước đại dịch.

Đồng quan điểm, MBS chia sẻ dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm tốc từ 5,9% vào năm 2021 xuống 4,4% vào năm 2022, do sự giảm tốc của hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc. Tăng trưởng GDP 2022 tại Hoa Kỳ đã bị điều chỉnh giảm 1,2% do giả định loại bỏ gói chính sách tài khóa đầu tư công khỏi đường cơ sở, tăng tốc rút gói hỗ trợ tiền tệ và tình trạng thiếu hụt nguồn cung kéo dài. Tại Trung Quốc, dịch bệnh đã tác động trực tiếp lên nền kinh tế, cũng như những khó khăn tài chính dài hạn của các tập đoàn bất động sản, đã dẫn đến mức giảm 0,8% cho dự báo tăng trưởng năm 2022.

Tuy nhiên các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng, ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 6,3% năm 2021 xuống 4,6% năm 2022 và 4,4% năm 2023. Đến năm 2023, dự báo tất cả các nền kinh tế phát triển có thể khôi phục sản xuất hoàn toàn. Tuy nhiên, sản xuất ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 4% so với mức trước đại dịch.

Trên thực tế, trao đổi với Diễn đàn Doanh Nghiệp, TS. Bùi Ngọc Sơn, Chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng giai đoạn cuối năm 2021 đã xuất hiện nhiều rủi ro đối với kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Hai chính sách có ảnh hưởng trọng yếu đến tăng trưởng kinh tế là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

>>Thương mại có thể giúp gì thêm cho tăng trưởng bền vững tại Việt Nam?

Nhiều quốc gia đang theo dõi động thái chính sách của Fed trong thời gian tới

Nhiều quốc gia đang theo dõi động thái chính sách của Fed trong thời gian tới

Vương quốc Anh và Mỹ đang phản ứng rất mạnh với vấn đề lạm phát. Hiện nay, lạm phát tại Mỹ tăng nhanh đến chóng mặt, cùng với phản ứng của thị trường và các nhà hoạch định chính sách đã gây ra rủi ro đáng kể lên triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ và dự kiến sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Fed.

Ngoại trừ sự đảo ngược chính sách tiền tệ của Fed tăng tốc chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ để chuyển sang thắt chặt, thì những yếu tố khác có mức tác động tiêu cực không lớn đến kinh tế toàn cầu.

“Nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục phục hồi trong năm 2022. Tuy nhiên, có thể xuất hiện nhiều bất ổn và sự khác biệt về phục hồi giữa nước và nhóm nước vẫn sẽ còn”, TS. Bùi Ngọc Sơn cho biết.

Nhận định về tác động tới Việt Nam, chuyên gia này cho rằng Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ sự phục hồi của kinh tế Mỹ và EU và các nền kinh tế phát triển khác vì Việt Nam duy trì được quan hệ tốt với với hầu hết các nước này cả về kinh tế, thương mại, đầu tư, và cả chính trị. Việt Nam vẫn là nơi có sức hút đối với dòng FDI vì có nhiều FTA với các đối tác lớn và quan trọng.

“Vấn đề là phải có chính sách thích hợp để thu lợi từ những tình huống này. Trước mắt, cần có biện pháp kiểm soát dịch tốt nhưng gây tổn hại đến sản xuất ít nhất, quan trọng, cần nhanh chóng đưa ra gói cứu trợ và phục hồi nhằm đưa nền kinh tế trở lại bình thường”, TS. Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Bùi Ngọc Sơn, trong bối cảnh Fed chuyển nhanh sang thắt chặt tiền tệ, Việt Nam may mắn có được mức lạm phát khá thấp nên chưa phải đối phó với tình trạng lạm phát đình đốn. Thậm chí, sự mất giá của đồng VND nếu có cũng có thể xem là tốt cho xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạc quan triển vọng kinh tế toàn cầu

    Lạc quan triển vọng kinh tế toàn cầu

    11:00, 07/02/2022

  • Triển vọng phục hồi và phát triển nền kinh tế năm 2022

    Triển vọng phục hồi và phát triển nền kinh tế năm 2022

    03:00, 07/02/2022

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ VII): Bất ổn kinh tế Trung Quốc

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ VII): Bất ổn kinh tế Trung Quốc

    03:31, 04/02/2022

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ V): 5 vấn đề đặt ra với kinh tế Mỹ

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ V): 5 vấn đề đặt ra với kinh tế Mỹ

    03:24, 03/02/2022

  • Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ IV): Xung đột địa chính trị và địa kinh tế

    Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ IV): Xung đột địa chính trị và địa kinh tế

    02:00, 01/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO