Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ IV): Xung đột địa chính trị và địa kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Quan hệ Trung Quốc với Mỹ và phương tây đang có chiều hướng ngày càng xấu đi nhanh chóng. Điều này có thể cũng sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

>> Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ I): Tăng trưởng không đồng đều năm 2021

Tình hình căng thẳng giữa Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt.

Tình hình căng thẳng giữa Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt.

Trong thời gian qua, Mỹ tiếp tục nối dài danh sách các công ty Trung Quốc bị cấm vận với lý do an ninh quốc gia, loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán vì không tuân thủ luật kế toán, kiểm toán và công bố thông tin. Trong khi EU không phê duyệt hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, đồng thời đưa sáng kiến “Cổng Toàn cầu” để chống lại “Sáng kiến Vành đai Con đường” nhằm tạo ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ và nhiều đồng minh tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2/2021 vì lý do Trung Quốc vi phạm nhân quyền, và phạm tội diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương… Đáp lại, Trung Quốc cũng thề sẽ đáp trả mạnh mẽ.

TS. Bùi Ngọc Sơn, Chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng, những xung đột nêu trên nhiều khả năng sẽ biến thành những đòn tấn công lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại. Các cấm vận và trả đũa về kinh tế và thương mại nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tương lai, cụ thể là sau sự kiện thế vận hội mùa Đông được tổ chức ở Trung Quốc trong năm nay.

>> Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ III): Đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ sớm chấm dứt?

Cũng theo TS. Bùi Ngọc Sơn, sự phân rã giữa Trung Quốc với Mỹ và các nền kinh tế phát triển đang tăng tốc. Điều này sẽ có thể gây một số xáo trộn và bất ổn cho kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Chẳng hạn, như trong quá khứ Trung Quốc cấm vận xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ và Nhật đã gây đình trệ trong sản xuất chất bán dẫn và chip trên toàn cầu. Hay tương tự trường hợp Australia, nước này yêu cầu điều tra nguồn gốc virus Covid-19 đã bị Trung Quốc cấm vận thương mại bằng việc cấm nhập khẩu than, rượu vang, thịt bò, lúa mạch từ nước này.

Gần đây, Trung Quốc cũng đưa ra tín hiệu về hành động tương tự. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sản xuất chip vốn đang nghiêm trọng vì COVID-19 sẽ trở nên trầm trọng thêm nếu hành động này của Trung Quốc lại xảy ra, các lĩnh vực sản xuất quan trọng trên thế giới như ô tô, đồ điện tử, hàng không… có thể lĩnh thêm tổn hại.

TS. Bùi Ngọc Sơn cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong năm 2022

TS. Bùi Ngọc Sơn cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong năm 2022.

Tuy nhiên, TS. Bùi Ngọc Sơn cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong năm 2022. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ khó có thể đưa ra những đòn tấn công mạnh mẽ như trong quá khứ. Do đó, mức tác động xấu đến nền kinh tế thế giới từ tình huống này là không lớn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng kinh tế toàn cầu (Kỳ IV): Xung đột địa chính trị và địa kinh tế tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713616758 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713616758 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10