Nga- Châu Âu sắp bước vào “trận chiến mùa đông”
Tổng thống Nga Putin dường như đặt canh bạc cho mùa đông sắp tới khi nhu cầu khí đốt ở châu Âu lên đỉnh điểm. Chuyện gì sẽ xảy ra?
>>Cuộc chiến khí đốt Nga- EU: Châu Âu sẽ vượt qua thử thách?
Mùa đông thường mang đến chiến thắng cho nước Nga. Gần đây có thể kể đến trận chiến bảo vệ Moscow năm 1941, băng giá và cái lạnh thấu xương ngăn cản bước tiến của Đức quốc xã. Hay mùa đông năm 1708, Nga đã đánh gục quân đội Thụy Điển. Mùa đông năm 1812, thời tiết âm 20 độ C làm "tan rã" đội quân Napoleon tại xứ sở Bạch Dương.
Mùa đông 2022 ở châu Âu sắp đến - điều gì sẽ xảy ra nếu khí đốt, nhiên liệu công nghiệp giúp vận hành hàng chục triệu lò sưởi, tấm áo khoác cho 750 triệu người không được cung cấp? Tổng thống Putin đang chờ mùa đông này, như liều thuốc thử hạng nặng giành cho đối thủ.
Khối lượng khí đốt trên tuyến đường ống huyết mạch Nga - Đức giảm 70% so với năm ngoái, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Ba Lan bị cắt khí đốt hoàn toàn, rất nhiều quốc gia bị giảm mạnh nguồn cung.
Chính phủ Pháp ấn định giá bán khí đốt cho người dân, nhưng tại Đức chi phí cho loại năng lượng này tăng vọt. Italy tuyên truyền chiến dịch thắt lưng buộc bụng khí đốt, nhiều thành phố không rực rỡ vào buổi tối như thường lệ.
>> Khủng hoảng khí đốt ở Đức: Nguy cơ xóa sổ một biểu tượng
Châu Âu hoàn toàn có thể hứng chịu đợt khủng hoảng kinh tế từ đầu năm 2023 do những mầm mống nguy hiểm đã xuất hiện tại nền kinh tế lớn nhất châu lục. Nhiều nhà máy nhiệt điện, công nghiệp trước nguy cơ đóng cửa do không chịu nổi chi phí quá cao. Bộ trưởng Bộ năng lượng Đức liên tưởng tới trường hợp sụp đổ ngân hàng Lehman Brother mở màn khủng hoảng tài chính 2008.
“Lục địa già” còn 3 tháng lấp đầy kho dự trữ khí đốt sử dụng cho 2 tháng cao điểm mùa đông bắt đầu từ tháng 12 năm nay đến tháng 2 năm sau. Vấn đề là tìm đâu ra nguồn cung khi các công ty Nga viện mọi lý do trì hoãn đường ống.
Khí đốt trên thị trường giao ngay là khả dĩ, nhưng giá thành cao. Uniper, nhà cung cấp điện quan trọng ở Đức gánh lỗ hàng triệu Euro mỗi ngày do nguồn cung từ Gazprom giảm sâu. Mọi thứ tồi tệ hơn vẫn ở phía trước. Rất có thể, châu Âu tiếp cận “thị trường xám”, chấp nhận mua lại khí đốt từ bên thứ 3, nhưng sẽ chịu rủi ro cao, chi phí tăng vọt.
Châu Âu rất dễ tổn thương, những ung nhọt trong lòng xã hội dân chủ tôn trọng tuyệt đối quyền tự do cá nhân giờ không khác gì ngòi nổ. Biểu tình, phản đối chính phủ, yêu cầu thay đổi chính sách hoàn toàn có thể xảy ra như phong trào áo vàng ở Pháp.
Trong khi Tổng thống Mỹ Biden sắp bước vào bầu cử giữa kỳ, tương lai ông Joe Biden không có gì chắc chắn. Chính trường Anh bận rộn chọn người thay thế ông Borris Johnson. Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Đức Scholz... “đau đầu” với tình trạng đấu đá nội bộ. Lạm phát, khủng hoảng năng lượng và cấm vận Nga, ủng hộ Ukraine là những vấn đề dễ rơi vào tầm ngắm phe đối lập.
Áp lực lớn buộc EU “suy nghĩ” lại, nên hay không tiếp tục cấm vận Nga để ủng hộ Ukraine? Tổng thống Zelensky đang lo lắng mùa đông lạnh giá sẽ đánh gục quyết tâm của đồng minh.
Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu trấn an Kiev với dòng tweet chúc mừng quốc khánh Ukraine hôm 24/8, rằng: “EU luôn sát cánh cùng các bạn ngay từ những ngày đầu cuộc chiến và chúng tôi sẽ ở lại tới khi nào cần thiết”.
Ông Putin đặt cược tất cả vào mùa đông này! Mọi thứ sớm sáng tỏ, cuộc chiến năng lượng sẽ quyết định tính chất chiến sự Nga - Ukraine.
Có thể bạn quan tâm
"Nóng" cuộc chạy đua khí đốt toàn cầu
15:54, 25/08/2022
Khủng hoảng khí đốt ở Đức: Nguy cơ xóa sổ một biểu tượng
03:30, 09/08/2022
Thiếu hụt khí đốt, Châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái kinh tế
04:30, 02/08/2022
Cuộc chiến khí đốt Nga- EU: Châu Âu sẽ vượt qua thử thách?
05:00, 29/07/2022
EU xoay xở giải “bài toán khí đốt”
07:00, 22/05/2022
Châu Âu có thể chống đỡ trong cuộc chiến khí đốt với Nga?
04:30, 29/04/2022
“Đông tiến” sẽ là mục tiêu chiến lược của dầu và khí đốt Nga?
05:10, 21/04/2022