Thế giới biến đổi và áp lực thích ứng, đổi mới
Thế giới ngày càng diễn biến phức tạp nên nhận diện xu hướng và thích ứng thế giới biến đổi là vô cùng quan trọng.
>> Từ Ukraine bàn về triết lý “ngoại giao cây tre”
Trong thế giới biến đổi, kiện định đường lối đối ngoại là vô cùng quan trọng. Kiên định không phải là bảo thủ, chậm thay đổi, mà kiên định dựa trên cơ sở lý luận đầy đủ bằng chứng khoa học- nhất mực tin vào nó.
Kinh tế quyết định chính trị
K. Marx đưa ra mệnh đề: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”. Điều này có nghĩa, mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng.
Đối chiếu với tình hình quốc tế hiện nay, mệnh đề trên rất giàu giá trị thế giới quan và phương pháp luận. Thực tiễn bị quy định bởi cuộc cạnh tranh ở hồi gay gắt nhất giữa các cường quốc; xung đột địa chính trị, kinh tế giữa một bên là thế giới tư bản tìm mọi cách duy trì vị thế và một bên là cường quốc mới tìm cách khẳng định mình.
Trung Quốc cần không gian quốc tế lớn hơn để vươn mình; phương Tây coi đó là mối đe dọa. Nước Nga muốn thể hiện bản sắc cường quốc, Mỹ và châu Âu lo ngại hình bóng Liên Xô thuở nào quay lại. Suy cho cùng, mọi xung đột diễn ra đều phản ánh sâu sắc bất đồng về lợi ích kinh tế lâu dài.
Cạnh tranh chia thế giới thành 2 cực, tiến trình toàn cầu hóa chững lại; quan hệ song phương, đa phương hẹp đang lên ngôi. Nhưng cỗ xe lịch sử vẫn chạy về phía trước, không thể đảo ngược. Về mặt thực tiễn, ngày càng nhiều vấn đề chung, mỗi quốc gia riêng lẻ không thể tự giải quyết.
>> Thế giới biến đổi và cơ hội cho chúng ta
Kiên định như thế nào?
Triết lý “ngoại giao cây tre” là biểu trưng của sự đoàn kết, mềm dẻo “thêm bạn bớt thù”. Áp lực từ các nước lớn ngấm ngầm đẩy các nước nhỏ về một trong hai thái cực - chọn phe. Nắm vững nguyên lý toàn cầu hóa mới có thể kiên định đường lối đa phương.
Trung- Mỹ, Đông - Tây vẫn cần nhau khỏa lấp khiếm khuyết, cần những cầu nối là các nước đang phát triển đảm nhiệm công việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Bởi, chỉ Mỹ hoặc Trung Quốc, chỉ phương Tây hoặc phương Đông mới có thể giúp thế giới cân bằng.
Giới tinh hoa tài chính toàn cầu vừa nhóm họp ở Jackson Hole, tại đó Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) chính thức thừa nhận chỉ có thể kìm chế được lạm phát kỷ lục thông qua thắt chặt tiền tệ, với điều kiện chấp nhận “vết thương” suy thoái kinh tế. Điều đó cho thấy, những bộ óc kinh tế đương đại không giải quyết được lỗ hổng của hệ thống kinh tế tư bản.
Vậy thì, nền kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cần “định hướng” hay không? Về mặt phương pháp, cần sử dụng “bàn tay hữu hình” nhà nước điều tiết đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ. Cần nhận diện điểm yếu của hệ thống kinh tế thị trường hiện đại để tiếp tục hoàn thiện thể chế. Đó là kiên định khoa học, là đổi mới trong thế giới biến đổi.
Có thể bạn quan tâm
SỨC MẠNH MỀM TRONG THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI (Bài 3): Bàn về vị thế xã hội
16:24, 08/03/2021
SỨC MẠNH MỀM TRONG THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI (Bài 2): Bàn tay thép hay bàn tay nhung
11:00, 08/03/2021
SỨC MẠNH MỀM TRONG THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI (Bài 1): Xóa định kiến giới
04:18, 08/03/2021
THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM (Số 9): Kiến tạo môi trường pháp lý phục vụ doanh nghiệp
16:15, 29/11/2020
THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM (SỐ 8): Gắn kết, thích ứng, vượt qua đại dịch COVID-19!
12:50, 22/11/2020
THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM (SỐ 7): Gỡ vướng cho các doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ
11:15, 08/11/2020
THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM (SỐ 6): Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và dư địa cải cách thể chế
11:30, 01/11/2020