Dự luật Mỹ và thế khó của Trung Quốc ở Đài Loan
“Taiwan Policy Act of 2022” là dự luật mới dự kiến được Tổng thống Mỹ ký ban hành vào cuối năm nay, bất luận thế nào dự luật này cũng khiến quan hệ Mỹ- Trung thêm căng thăng hơn.
>>“Mặt trận mới” trong quan hệ Mỹ - Trung
Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật mang tên “Taiwan Policy Act of 2022” nhằm thúc đẩy ủng hộ quân sự với Đài Loan. Đây là vấn đề nhận được sự đồng thuận rất cao ở lưỡng viện, xem hòn đảo này là đối tác chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, Đài Loan sẽ được viện trợ 4,5 tỷ USD cho công tác an ninh trong vòng 4 năm, được hậu thuẫn tối đa để tham gia các tổ chức quốc tế và hàng loạt biện pháp trừng phạt áp đặt lên Trung Quốc - trong trường hợp nước này có động thái quân sự đe dọa hòn đảo Đài Loan.
Đây là lần thứ hai kể từ năm 1979, Washington tái cấu trúc pháp lý về vấn đề Đài Loan, tạo nền tảng vững chắc cho sự can dự mạnh mẽ hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đến nay không còn nghi ngờ gì nữa về chính sách “phân tán sức mạnh Trung Quốc” của Nhà trắng.
Dĩ nhiên, Bắc Kinh bày tỏ thái độ giận dữ. Với tính chất phức tạp của nó, dự luật sẽ đào sâu ngăn cách khiến quan hệ Trung - Mỹ thêm căng thẳng, hầu như không còn hy vọng giải quyết bất đồng trên bàn đàm phán.
Cách đây vài tuần, Lầu Năm Góc chốt hợp đồng lo vũ khí trị giá 1 tỷ USD với Đài Loan. Trước đó, Trung Quốc vừa tổ chức tập trận quy mô lớn xung quanh hòn đảo để phản đối chuyến đi của Chủ tịch Hạ viện Nacy Pelosi hồi tháng 8 vừa qua. Có thể nói bất đồng Mỹ - Trung về vấn đề Đài Loan ngày một sâu sắc.
Với Trung Quốc, họ không dễ dàng giải quyết vấn đề Đài Loan, chính sách “một quốc gia hai chế độ” không đủ vững để ngăn Mỹ can thiệp; đồng thời người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn không coi đại lục là điểm tựa lâu dài.
Mặt khác, nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan sẽ gây ra nhiều bất trắc. Bên cạnh Đài Loan là lực lượng liên quân Mỹ - Nhật đồn trú cách đó không xa, sẵn sàng hậu thuẫn, khiến Bắc Kinh dễ sa lầy, rơi vào vòng cấm vận của Mỹ và phương Tây, làm hỏng cơ đồ mà nhiều đời lãnh đạo nước này dày công xây dựng.
Đài Loan là vùng lãnh thổ thể hiện rõ ràng điểm yếu của Trung Quốc, nhưng người Mỹ không dễ gây khó khăn cho nền kinh tế số 2 thế giới, nắm trong tay thị trường mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thèm muốn.
Do vậy, biện pháp chính trị, ngoại giao ở Đài Loan lôi kéo Trung Quốc cùng lúc căng mình trên nhiều mặt trận, ở phía Tây là vấn đề dân tộc, nhân quyền, nguy cơ mất an ninh ở Tân Cương, Tây Tạng; phía Đông là Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh thân cận của Mỹ.
Khi Mỹ thắt chặt quan hệ với Đài Loan, thì Trung Quốc bị khống chế đáng kể sức mạnh, con đường “Nam tiến” trên biển khó khăn hơn; vũ khí Mỹ kề sát nách đại lục chỉ cần vài giây để tấn công chớp nhoáng.
Chiến tranh vũ trang Trung - Mỹ khó xảy ra, nhưng màn cạnh tranh có thể được chuyển hóa vào một vùng lãnh thổ nhất định, Đài Loan, Biển Đông và khu vực Đông Nam Á sẽ là điểm “nóng” trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc khó thoát phụ thuộc chip của Đài Loan
15:30, 17/08/2022
Sách Trắng thứ 3 về Đài Loan: Trung Quốc giữ lập trường cứng rắn
04:00, 11/08/2022
Bà Pelosi thăm Đài Loan, quan hệ Mỹ- Trung lún sâu căng thẳng
05:00, 03/08/2022
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo Mỹ đùa với lửa!
03:00, 03/08/2022
Tại sao chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi lại quan trọng đối với Trung Quốc?
22:24, 02/08/2022
Mỹ- Trung "sục sôi" trước thông tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến Đài Loan
12:00, 02/08/2022
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tới Châu Á, không đề cập đến Đài Loan
15:07, 01/08/2022