Cuộc chiến ngành chíp: Mỹ tung "đòn hiểm" với Trung Quốc

CẨM ANH 23/09/2022 00:00

Các nhà phân tích cho biết, những quốc gia sản xuất chip hàng đầu bao gồm Mỹ đang thành lập liên minh để đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn và ngăn Trung Quốc vươn tới vị trí dẫn đầu trong ngành này.

>>“Cuộc chiến” ngành chip (Kỳ II): Cơ hội trong cấu trúc mới

Mỹ đã kêu gọi Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cùng thành lập

Mỹ đã kêu gọi Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc thành lập Liên minh bộ tứ Chip

Sau khi ban hành “Chips and Science Act 2022” (Đạo luật Chip và Khoa học 2022 – được biết đến với tên gọi Đạo luật Chip) vào đầu tháng 8, Mỹ đã kêu gọi Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cùng thành lập "Chip 4" (Liên minh bộ tứ Chip) để cấm bán cho Trung Quốc đại lục thiết bị và quy trình sản xuất chip từ 14nm trở xuống; đồng thời yêu cầu Nvidia và Supermicro ngừng bán chip AI cho Trung Quốc.

Ông Pranay Kotasthane, chuyên gia công nghệ cao tại Viện Takshashila, cho biết nhóm hợp tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung chip đối với các nền kinh tế và an ninh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh mong muốn của các quốc gia trong việc ngăn chặn sự tiến bộ của Trung Quốc trong ngành này.

Tầm quan trọng của chip đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều này đã cảnh báo các chính phủ trên khắp thế giới về sự cần thiết phải đảm bảo nguồn cung ứng chip. Và Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Joe Biden, đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong nước, cũng như thúc đẩy các nỗ lực đa phương nhằm phát triển mạnh mẽ chuỗi cung ứng chíp.

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng chíp rất phức tạp khi bao gồm các lĩnh vực từ thiết kế đến sản xuất, đóng gói và các công cụ cần thiết để thực hiện điều đó. Ví dụ, ASML, có trụ sở tại Hà Lan, là công ty duy nhất trên thế giới có khả năng chế tạo những máy móc phức tạp cần thiết để sản xuất những con chip tiên tiến nhất.

Trong hơn 15 năm qua, TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc đã thống trị lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất thế giới. Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất của Hoa Kỳ, đã bị tụt lại phía sau rất xa. Tuy nhiên, việc tập trung quyền lực sản chíp vào tay một số nền kinh tế và công ty dẫn đến rủi ro về tính liên tục của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm như Đài Loan.

>>Cấm xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc: “Đòn hiểm” của Mỹ?

Theo truyền thông Trung Quốc: Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh toàn diện về chip chống Trung Quốc

Theo truyền thông Trung Quốc, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh toàn diện về chip chống Trung Quốc

Ông Paul Triolo, Trưởng nhóm chính sách công nghệ tại Công ty Tư vấn Albright Stonebridge, nói với CNBC: “Không có ý nghĩa gì nếu đi một mình trong lĩnh vực sản xuất chíp vì sự phức tạp của chuỗi cung ứng và thế mạnh của các quốc gia và công ty khác nhau". Chính vì vậy, trong một chuyến đi đến Hàn Quốc vào tháng 5/2022, Tổng thống Biden đã đến thăm một nhà máy sản xuất chất bán dẫn của Samsung. Cùng thời gian đó, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo đã gặp người đồng cấp Nhật Bản lúc bấy giờ là Koichi Hagiuda tại Tokyo và thảo luận về “hợp tác trong các lĩnh vực như chất bán dẫn và kiểm soát xuất khẩu”. 

Nếu việc hợp tác này đạt được thành công, chuỗi cung ứng chip cho Trung Quốc từ bên ngoài sẽ bị suy yếu; đồng thời cắt đứt nguồn cung công nghệ và thiết bị cho Trung Quốc, khiến họ không thể mua được, cũng không thể sản xuất được chip cao cấp. "Sản xuất chíp là “gót Achilles” của Trung Quốc. Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc là SMIC, nhưng công nghệ của công ty này vẫn đi sau so với TSMC và Samsung", ông Triolo phân tích. 

Mặc dù vậy, có một số rạn nứt bắt đầu xuất hiện giữa các đối tác, đặc biệt là Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Financial Times, ông Ahn Duk-geun, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc, cho biết có những bất đồng giữa Seoul và Washington về các hạn chế xuất khẩu các công cụ bán dẫn sang Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Đạo luật CHIPS khiến các nhà sản xuất chip phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

    Đạo luật CHIPS khiến các nhà sản xuất chip phải đối mặt với sự lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

    02:37, 09/08/2022

  • Intel cam kết 36 tỷ USD để sản xuất chip ở châu Âu

    Intel cam kết 36 tỷ USD để sản xuất chip ở châu Âu

    16:51, 16/03/2022

  • EU lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ euro cho sản xuất chip

    EU lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ euro cho sản xuất chip

    04:00, 10/02/2022

  • Xiaomi đầu tư vào startup sản xuất chip dành cho xe tự lái

    Xiaomi đầu tư vào startup sản xuất chip dành cho xe tự lái

    04:33, 29/09/2021

  • Hàn Quốc chi lớn trong cuộc đua sản xuất chip

    Hàn Quốc chi lớn trong cuộc đua sản xuất chip

    03:08, 14/05/2021

CẨM ANH