Điểm giao thoa trong quan hệ Việt - Trung
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nên chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng cường quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên nhiều mặt.
>>Quan hệ Việt - Trung: Đại đồng vì đại cục
Chiều ngày 31/10, hai mươi mốt phát đại bác vang lên tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc để chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Trung Quốc. Trên thảm đỏ, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng sải bước song hành - một minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị.
Hai dân tộc đồng văn, đồng chủng, cùng thiên tính bẩm sinh yêu chuộng hòa bình, tự do, độc lập; cùng mang trong mình lòng tự tôn cao vợi, sẽ là nền tảng vững vàng giúp sinh sôi nảy nở vạn điều tốt đẹp.
Thứ nhất, bạn yêu hòa bình, ta cũng vậy, nên chẳng có lý do gì để không cùng nhau tạo lập một môi trường khu vực giàu lòng tin, mọi căng thẳng nảy sinh đều được bao bọc trong khung khổ pháp lý.
Trung Quốc mong muốn trỗi dậy hòa bình; Việt Nam cũng khát vọng xây dựng hình ảnh quốc gia thân thiện, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Vì lẽ đó, hai bên hoàn toàn có thể cùng nhau kiến tạo nên mẫu mực trong bối cảnh trật tự toàn cầu biến chuyển sâu sắc như hiện nay.
Thứ hai, từ đó suy ra, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao là cần thiết, để ta hiểu bạn và hiểu thêm chính mình.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Mã Triều Húc nói về đường lối ngoại giao sau Đại hội Đảng lần thứ 20: "Đấu tranh ngoại giao của chúng ta là nhằm vào những lời nói và hành động gây hại cho lợi ích quốc gia và phẩm giá của Trung Quốc. Nó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta, đồng thời duy trì công bằng và công lý quốc tế".
Chẳng ai, dù mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể chia đôi, phân ly thế giới, bởi vì bản thân thế giới là một thể thống nhất toàn vẹn, mà trên đó mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều sở hữu đặc tính ưu việt nhất để được tạo hóa chọn cho tồn tại - qua công cuộc đấu tranh sinh tồn nghiệt ngã.
>> Thắt chặt quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Trung
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “La bốc thanh thái, các hữu sở ái”, nghĩa là có nhiều tiêu chuẩn để đo đếm sự vật hiện tượng, điều mong muốn riêng tư ở mỗi người là không ai giống ai. Do vậy, để tránh họa xung đột, cần tôn trọng, kiêng nể lẫn nhau. Người Việt cũng có triết lý “tương kính như tân”.
Thứ ba, bạn mang khát vọng giàu mạnh, ta cũng nuôi chí hùng cường. Trung Quốc đang là nền kinh tế dẫn dắt, cỗ máy sản sinh “mô men tăng trưởng” toàn cầu, nắm giữ vị thế đặc biệt chưa ai thay thế được. Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, chu kỳ tiến lên ổn định.
Sự kết hợp giữa một nền kinh tế sản xuất khổng lồ và một nền kinh tế hừng hực khí thế khởi nghiệp - như hai nửa của bức tranh hoàn hảo. Kết nối tốt với kinh tế Trung Quốc sẽ thừa hưởng động lực phát triển khổng lồ.
Có thể bạn quan tâm
Quan hệ Việt - Trung: Đại đồng vì đại cục
11:08, 31/10/2022
Trung Quốc và chiến lược mới sau Đại hội 20
05:55, 23/10/2022
Đại hội Đảng 20 Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nói gì về vấn đề Đài Loan?
04:30, 19/10/2022
Trung Quốc và bước ngoặt Đại hội Đảng 20
05:00, 17/10/2022
Đại hội Đảng 20 Trung Quốc: Nhấn mạnh an ninh và tự chủ công nghệ
04:00, 17/10/2022