Chiến sự Nga- Ukraine kéo dài, kinh tế Nga lún sâu suy thoái
Chiến sự Nga- Ukraine kéo dài đã tác động tiêu cực đến cả hai nền kinh tế này và phần còn lại của thế giới. Đáng chú ý, dấu hiệu suy thoái kinh tế Nga ngày càng rõ ràng hơn.
>>Chiến sự Nga - Ukraine và cuộc chiến ngầm về kinh tế
Dữ liệu do Bộ Phát triển Kinh tế Nga công bố ngày 2/11 cho thấy tình trạng suy thoái của Nga tiếp tục diễn ra trong tháng 9 với các dấu hiệu ngày càng rõ rệt.
Mặc dù trước đó, Nga đã khẳng định nền kinh tế của họ có thể vượt qua cơn bão trừng phạt quốc tế khi Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng “không gì có thể ngăn cản nền kinh tế Nga".
Cụ thể, nền kinh tế nước này trong tháng 9 suy giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh hơn mức 4% được ghi nhận một tháng trước đó.
Cuối tháng 10 vừa qua,Ngân hàng trung ương Nga (CBR) cũng điều chỉnh báo cáo về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nước này, trong đó họ cho rằng GDP có thể giảm 3-3,5% trong năm 2022. Kinh tế Nga được dự báo sẽ bắt đầu tăng trưởng từ nửa sau năm 2023, dù đến cuối năm 2023 tăng trưởng GDP sẽ vẫn ở mức từ âm 1- 4%. Trong giai đoạn 2024-2025, ngân hàng này dự báo kinh tế Nga tăng trưởng 1,5-2,5%/năm.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý của Nga có những nhận định chưa thực sự khách quan. Trên thực tế, kinh tế Nga có thể sẽ suy thoái mạnh hơn nhiều so với mức dự báo nói trên.
Thống đốc CBR Elvira Nabiullina nói với tờ Financial Times: "Trong những tháng tới, lệnh tổng động viên một phần của Nga có thể sẽ dẫn đến giảm lạm phát do nhu cầu tiêu dùng thấp hơn. Tuy nhiên sau đó, lạm phát sẽ tăng cao do những thay đổi trong cấu trúc của thị trường lao động và sự thiếu hụt một số lao động chuyên môn".
>>Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc- "thảm họa" với các nước nghèo
Vừa qua, Nga đã bất ngờ quay trở lại với sáng kiến ngũ cốc ở Biển Đen - một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian với Ukraine để cho phép xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp quan trọng như ngô và lúa mì, trong đó Nga và Ukraine là nhà sản xuất lớn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng bất chấp việc Nga quay trở lại thỏa thuận mà họ đã rút khỏi cuối tuần, nước này vẫn có quyền rút lui khỏi thỏa thuận này nếu Ukraine không được đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các chuyến hàng ngũ cốc đến các nước châu Phi đang thiếu lương thực trầm trọng như Somalia và Sudan sẽ được ưu tiên.
Trong khi đó, chiến sự Nga- Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, chưa biết khi nào kết thúc. Một quan chức do Nga chỉ định ở vùng Kherson, phía Nam của Ukraine ngày 3/11 cho biết, các lực lượng vũ trang của Nga có khả năng rời khỏi bờ Tây sông Dnipro, nơi Moscow đã sơ tán công dân trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, quân đội Ukraine ở chiến tuyến tuần trước cho biết họ không thấy bằng chứng nào cho thấy lực lượng Nga đang rút lui và nói rằng trên thực tế, quân đội Nga đang củng cố các vị trí của mình.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của Mỹ và phương Tây
15:29, 03/11/2022
Kết cục nào cho chiến sự Nga- Ukraine?
04:00, 03/11/2022
Nga nối lại thoả thuận ngũ cốc, chiến sự Nga- Ukraine vẫn nóng
03:30, 03/11/2022
Tổng thống Putin và kế hoạch nước đôi ở Ukraine
04:30, 02/11/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Mối đe dọa hạt nhân từ Nga
04:00, 02/11/2022