Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của Mỹ và phương Tây

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh Nga đang gia tăng kho khí tài quân sự, ngày càng có nhiều lo ngại Mỹ và phương Tây có thể sẽ giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

>> Nguy cơ "đứt gãy" viện trợ của Mỹ cho Ukraine sau bầu cử giữa kỳ

Italy giảm bớt nguồn cung vũ khí cho Ukraine. Ảnh: AFP

Italy giảm bớt nguồn cung vũ khí cho Ukraine. Ảnh: AFP

Truyền thông Italy dẫn các nguồn tin trong chính phủ cho biết, quốc gia này đang giảm bớt nguồn cung vũ khí cho Ukraine và hiện chưa xem xét cung cấp gói vũ khí mới nào cho Kiev.

Mặc dù Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã cam kết tôn trọng yêu cầu của Ukraine về việc hỗ trợ quân sự nhiều hơn và cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến, nhưng hiện tại tất cả các chuyến hàng vũ khí gửi cho Ukraine đang trong tình trạng đóng băng.

“Lý do duy nhất là do trước hết, Italy cần phải phối hợp với NATO và tập trung vào chi tiết các yêu cầu quân sự của Ukraine. Chỉ khi đó, chúng ta mới hiểu Kiev cần gì và chúng ta có thể cung cấp vũ khí nào?”, một quan chức chính phủ Italy nói với tờ Il Messdowro.

Trước đó, Italy cũng chưa hoàn thành việc giao 5 gói vũ khí đã cam kết cho Ukraine. Hiện nay, để phê duyệt bất kỳ gói vũ khí mới nào cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng nước này phải thảo luận vấn đề này với Quốc hội. Tuy nhiên, sau khi cuộc bầu cử Italy diễn ra, Ủy ban phụ trách vấn đề này vẫn chưa hoạt động.

Trong khi đó tại Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận thời gian gần đây cho thấy, sự ủng hộ của người Mỹ đối với Ukraine đang suy yếu dần, đặc biệt là cử tri Cộng hòa. Dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, số lượng cử tri Cộng hòa cho rằng Mỹ đang cung cấp viện trợ quá nhiều cho Ukraine, mức viện trợ của Mỹ đã gia tăng từ 9% vào tháng 3 lên đến 32% trong tháng 9/2022.

Khi nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, phe Cộng hòa đã viện dẫn những lo ngại về kinh tế trong nước để cản trở các nỗ lực của Tổng thống Biden và đảng Dân chủ trong việc viện trợ Ukraine. Đặc biệt, nếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, nếu đảng Cộng hòa giành đa số trong lưỡng viện Quốc hội Mỹ, thì việc viện trợ của Mỹ cho Ukraine có thể sẽ giảm mạnh.

Trên thực tế, viện trợ quân sự từ một số quốc gia, như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Ba Lan đã giảm đáng kể từ cuối tháng 4 mà không có cam kết mới nào được đưa ra. Ðại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell cảnh báo kho vũ khí của các quốc gia thành viên đang cạn kiệt sau nhiều tháng cung cấp cho Ukraine, hàm ý rằng EU sẽ không thể hỗ trợ quân sự lâu dài cho Kiev.

>> Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine khai hỏa lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp ở khu vực Donetsk, Ukraine. Ảnh: AP

Quân đội Ukraine sử dụng lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp ở khu vực Donetsk, Ukraine. Ảnh: AP

Cho đến thời điểm hiện nay, các chuyên gia dự đoán, nhiều khả năng châu Âu sẽ cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine trong thời gian tới. Nếu điều này xảy ra, Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga trong thời gian tới.

Bà Rachel Stohl, Phó Chủ tịch phụ trách các chương trình nghiên cứu tại Trung tâm Stimson, trụ sở tại Washington, cho hay giới chức Mỹ và phương Tây cần phải phát triển các kế hoạch dài hạn hơn trong việc viện trợ vũ khí cho Ukraine. "Chúng ta phải đảm bảo không để tốc độ và tính cấp bách đó ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của quốc gia", bà Stohl nhấn mạnh.

Ông Oleg Ustenko, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thừa nhận rằng Kiev vẫn cần thêm các khoản tiền viện trợ. "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác để giành lại lãnh thổ đã mất ngoài việc việc tiếp tục nhận viện trợ từ Mỹ và phương Tây", ông Oleg Ustenko nói.

Trước mắt, Ủy ban châu Âu (EC) đang thảo luận để tìm ra cách thức các nước EU có thể hỗ trợ Ukraine về mặt tài chính. Theo Politico, nhu cầu của Ukraine về vũ khí và tài chính vẫn sẽ ở mức cao trong tương lai, đặc biệt là khi Nga đang liên tục tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của quốc gia này. Đó là lý do tại sao việc hỗ trợ từ các nước châu Âu cần được huy động càng nhanh càng tốt.

EC muốn huy động các khoản vay và trợ cấp lên tới 18 tỷ Euro để tài trợ khoảng một nửa khoản thiếu hụt ngân sách dự kiến của Ukraine vào năm 2023, tương đương 38 - 40 tỷ USD. Theo dự thảo, việc giải ngân sẽ được thực hiện hàng quý, bắt đầu từ tháng 1/2023 nếu tìm được phương án khả thi.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của Mỹ và phương Tây tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714045603 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714045603 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10