Châu Âu muốn hòa đàm với Nga, Ukraine có chấp nhận?
Trong một bữa tiệc mới đây bên trong điện Elysee, Tổng thống Pháp nói với người đồng cấp phía Ukraine: "ngay cả những kẻ thù không đội trời chung như Pháp và Đức cũng phải làm hòa sau Thế chiến 2!".
>>Châu Âu trước cơ hội ngàn vàng "thoát Nga"
Các quốc gia Tây Âu gồm 3 cường quốc Anh, Pháp và Đức cùng tạo thành một trung tâm tài chính, kinh tế, sáng tạo toàn cầu, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác và đối trọng với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong quan hệ đồng minh Mỹ - châu Âu, 3 quốc gia này luôn tìm cách giữ cho mình tiếng nói độc lập, trong đó nước Đức dưới thời Thủ tướng A. Merkel duy trì tốt hợp tác năng lượng với Nga bất chấp Mỹ ngăn cản. Đức đóng vai trò đầu mối cung cấp năng lượng cho toàn châu lục, trong khi các công ty dầu khí của Pháp và Anh ăn nên làm ra nhờ các đối tác phía Nga.
Nhưng chiến sự Nga - Ukraine đẩy khối Tây Âu vào tình thế khó xử, các nước này vốn lừng khừng trong việc cấm vận Nga, dưới sức ép chính trị của Mỹ. Sau khi Nhà trắng chìa “củ cà rốt” 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng thì châu Âu mới quyết định dừng mua năng lượng Nga.
Các nhà lãnh đạo Tây Âu đã đến Kiev vào tháng 6/2022. Phó Thủ tướng Ukraine, bà Vereshchuk đặt ra hai câu hỏi quan trọng: “Làm thế nào để chấm dứt chiến tranh? Và làm thế nào để Ukraine bước sang một trang mới cũng như mở ra con đường vào Liên minh châu Âu?”
Châu Âu thời điểm đó tìm cách lãng tránh vấn đề vũ khí, tiền bạc. Tổng thống Pháp, E. Macron đã đề cập đến vấn đề khác: Liệu Ukraine có nên nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hòa bình hay không? Như một nguyên tắc tối thiểu trong ngoại giao, Tổng thống Pháp nói rằng: “quyền quyết định thuộc về Kiev”.
Trong tiệc tối tại Điện Élysée mới đây, Tổng thống Pháp, ông Macron nói với Tổng thống Ukraine Zelensky rằng ngay cả những kẻ thù không đội trời chung như Pháp và Đức cũng phải làm hòa sau Thế chiến 2.
Sau Hội nghị an ninh ở Munich (Đức) vào cuối tuần trước, ông Macron trở thành một trong những lãnh đạo phương Tây đầu tiên công khai đặt câu hỏi: Liệu Ukraine hay Nga có thể đạt được mục tiêu chiến trường của họ hay không?
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Cách tiếp cận của Mỹ đã đúng?
Tây Âu muốn Nga và Ukraine dàn xếp xung đột bằng biện pháp ngoại giao, ông Macron ngợi ca ông Zelensky là “nhà lãnh đạo thời chiến vĩ đại” nhưng khuyên rằng “ông ấy nên trở thành một chính khách”.
Không nghi ngờ gì về việc các nước Anh, Đức, Pháp muốn kết thúc chiến sự Nga- Ukraine. Sau đó, Ukraine được tham gia thỏa thuận phòng thủ chung cùng NATO, theo mô hình “NATO+1”.
Các quan chức của ba nước cho biết thỏa thuận sẽ không bao gồm bất kỳ cam kết nào về việc đưa lực lượng NATO đến đồn trú ở Ukraine, cũng không cung cấp cho Kiev cái gọi là phòng vệ tập thể theo Điều 5 Hiến chương NATO.
Rõ ràng, các nước chủ chốt ở châu Âu nhận thấy “tương lai bất tận” nếu mãi tiêu hao vũ khí, tiền bạc cho chiến trường Ukraine. Rồi đây ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu cần rất nhiều tiền trong bối cảnh nợ công, lạm phát kỷ lục.
Từ động thái này cho thấy, EU có dấu hiệu xuống thang căng thẳng với Nga thông qua việc “khuyên giải’ Kiev nên tìm cách kết thúc chiến tranh bằng con đường ngoại giao.
Giữa trọng trách bảo vệ nền dân chủ phương Tây, ngăn ngừa mối nguy an ninh từ xa với nhiệm vụ cấp bách ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở từng quốc gia châu Âu lúc này quan trọng hơn bao giờ hết đối với “lục địa già”.
Trong khi London, Paris và Berlin bắt đầu nghiêng về phương án hòa đàm cho Nga - Ukraine thì các thành viên NATO ở vùng Đông, Nam và Trung Âu lo sợ Moscow leo thang chiến tranh.
Với Ukraine, quốc gia này vẫn một mực chiếm lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ, kể cả Crimea. Do đó, nếu Nga muốn hòa đàm mà không đáp ứng điều kiện này của Ukraine, thì sẽ không đạt được kết quả gì. Đó là chưa kể Mỹ vẫn muốn tiếp tục bơm vũ khí, tiền bạc cho Ukraine để khiến Nga kiệt quệ.
Có thể bạn quan tâm
Những quan điểm “đốt nóng” chiến sự Nga - Ukraine
05:00, 26/02/2023
Tương lai chiến sự Nga - Ukraine sau chuyến đi của ông Joe Biden
04:30, 25/02/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại
04:30, 24/02/2023
Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 21/02/2023
Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 20/02/2023
Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?
04:00, 20/02/2023
Trung Quốc rút ra bài học nào từ chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 17/02/2023