Chiến sự Nga - Ukraine "hé lộ" những “lằn ranh đỏ” đáng sợ!
Thế giới đang đầy rẫy "lằn ranh đỏ" mà các cường quốc giới hạn cho nhau về hành động ứng xử, kể cả trong chiến sự Nga- Ukraine.
Thứ nhất,Tổng thống Putin đã vạch ra những “lằn ranh đỏ” với phương Tây và Ukraine nếu lãnh thổ Nga bị xâm hại, ám chỉ cuộc tấn công bằng vũ khí dủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, giới quan sát bắt đầu coi nhẹ các tuyên bố của Tổng thống Nga sau một loạt diễn biến cho thấy, lãnh thổ, vũ khí, tài sản của Nga đã bị xâm hại bởi vũ lực, ví dụ như vụ đánh vào cầu Kerch, chìm soái hạm Moscow hay những vụ nổ bí tại căn cứ không quan trên bán đảo Crimea.
Dẫu vậy, các chính khách hàng đầu châu Âu, như ông E. Macron thường khuyên rằng “đừng làm ông Putin mất mặt”; Thủ tướng Anh đề nghị Tổng thống Zelensky nối lại đàm phán với ông Putin,…
Không thể coi thường “lằn ranh đỏ” của người Nga, nó vẫn đầy uy lực với kho đầu đạn hạt nhân phong phú nhất thế giới, một khi đã khai hỏa thì không có cách gì rút lại như phát biểu hàng ngày của các chính trị gia.
Thứ hai, Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken nói với đài CBS: “Chúng tôi biết họ cung cấp hỗ trợ phi sát thương cho Nga để sử dụng ở Ukraine”. “Họ” trong hàm ý của vị quan chức hàng đầu “xứ cờ hoa” chính là Trung Quốc.
Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị an ninh Munich (Đức), ông Blinken đã cảnh báo người đồng cấp phía Trung Quốc: “sẽ có hệ lụy và hậu quả nếu Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga hoặc giúp nước này trốn tránh các biện pháp trừng phạt một cách có hệ thống”. Như vậy, Mỹ cũng đã vạch cho Trung Quốc “lằn ranh đỏ” - nghĩa là cấm kỵ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Nga.
Và mới đây, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết “vẽ vòng tròn khép kín” cho Nga - xem nước này tài trợ khủng bố.
Thứ ba, những gì châu Âu và Mỹ hành động ở Ukraine đã gián tiếp vẽ thêm “lằn ranh đỏ” giành cho Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Rằng, cuộc chiến tranh quy ước ngày nay không là một đối một.
Các học thuyết an ninh phương Tây ngày nay dành khá nhiều dung lượng nói đến an ninh chung, nghĩa rằng an ninh Mỹ không tách rời châu Âu, cũng không nằm ngoài châu Á - Thái Bình Dương,...
Đó là cơ sở lý luận để thực hiện các cuộc can thiệp khi xung đột vũ trang xảy ra trong vùng lợi ích của Mỹ. Rõ ràng tình thế của Nga hiện nay gợi cho ông Tập Cận Bình những liên tưởng tương tự nếu nhất quyết “thống nhất Đài Loan”, đối đầu với Mỹ và đồng minh.
Thứ tư, những “lằn ranh đỏ” thể hiện tình trạng mất kiểm soát xung đột chiến lược quốc tế, như “tối hậu thư” mà các bên dùng để cảnh báo nhau. Đấy có thể xem là ranh giới hòa hoãn tạm thời, khi hội đủ điều kiện sẽ tạo ra “bước nhảy” đi đến giải quyết triệt để mâu thuẫn.
Và dường như là quy luật, việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa các cực chủ đạo trên thế giới luôn diễn ra theo cách khốc liệt nhất - là cuộc chiến tranh quy mô rộng lớn có khả năng phân định ngôi vị.
Có thể bạn quan tâm
Những quan điểm “đốt nóng” chiến sự Nga - Ukraine
05:00, 26/02/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại
04:30, 24/02/2023
Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 21/02/2023
Những toan tính của NATO trong chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 20/02/2023
Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?
04:00, 20/02/2023
Trung Quốc rút ra bài học nào từ chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 17/02/2023