Mỹ “lục đục” nội bộ vì viện trợ cho Ukraine

CẨM ANH 14/03/2023 11:22

Có nhiều nguồn tin cho biết nước Mỹ đang trong tình trạng "lục đục" nội bộ khi viện trợ vũ khí cho Ukraine.

>>Vì sao Bakhmut quan trọng trong chiến sự Nga - Ukraine?

Mỹ vẫn đang cân nhắc gửi hệ thống ATACMS đến Ukraine

Mỹ vẫn đang cân nhắc gửi hệ thống ATACMS đến Ukraine

Mỹ và Phương Tây có lý do để hài lòng với việc hỗ trợ Ukraine. Sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraine rõ ràng là cần thiết để quân đội Ukraine chống lại cuộc tấn công của Nga. Các hệ thống của Mỹ và phương Tây hỗ trợ Ukraine như tên lửa chống tăng Javelin giúp đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào Kiev. Hay như việc cung cấp hệ thống tiên tiến hơn, đáng chú ý nhất là HIMARS, đã tạo điều kiện cho các cuộc phản công của Ukraine ở Kherson và Kharkov.

Tuy nhiên, sự miễn cưỡng của Mỹ và phương Tây trong việc cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine đã hạn chế khả năng tiến hành phản công quy mô lớn của Ukraine. Cách tiếp cận này chưa và sẽ không bao giờ là đủ để các lực lượng Ukraine tiến hành các hoạt động phản công lớn cần thiết để giải phóng lãnh thổ của mình.

Các dự báo của phương Tây rằng chiến sự Nga- Ukraine đang bước vào giai đoạn “bế tắc”, nhưng đã bỏ qua thực tế rằng sự hỗ trợ từng phần của phương Tây cho Ukraine là yếu tố chính trong việc trì hoãn các cuộc phản công của Ukraine. Mỹ và NATO sẽ không bao giờ cung cấp cho lực lượng của họ theo cách này, và Ukraine có khả năng gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch cho các hoạt động phản công tiếp theo do sự chậm trễ của phương Tây.

>>Nhân tố nào giúp Ukraine đối đầu sòng phẳng với Nga?

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev. Ảnh: New York Times

Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev. Ảnh: New York Times

Trong khi đó, đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc Washington cung cấp vũ khí cho Ukraine. Cho đến nay, Mỹ đã gửi nhiều vũ khí và trang thiết bị nhất ra mặt trận, nhưng Kiev luôn mong chờ những đợt tiếp tế tiếp theo. Theo hai quan chức Nhà Trắng tiết lộ với Politico, mặc dù Washington đều hiểu về sự tuyệt vọng của Kiev trong việc tiếp tục duy trì chiến đấu, nhưng đã có những lời phàn nàn về những yêu cầu viện trợ liên tục.

Ông McCaul, người thường xuyên liên lạc với các quan chức cấp cao của Biden, cho biết: “Tôi thực sự nghĩ rằng chính quyền Tổng thống Biden đang chia rẽ, Hội đồng An ninh Quốc gia chia rẽ về việc gửi vũ khí gì cho Ukraine.”

“Washington đã không cung cấp những tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine, bởi vì chúng có số lượng rất ít trong dự trữ trong kho vũ khí của Mỹ. Thậm chí có lo ngại rằng quân đội Ukraine có thể tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ nước Nga, làm tăng khả năng leo thang chiến tranh”, ông McCaul nhấn mạnh.

Chính quyền Mỹ đã tuyên bố dứt khoát rằng liên minh giữa quốc gia này và các đồng minh của họ, và Kiev vẫn vững mạnh, và rằng nó sẽ tồn tại chừng nào chiến tranh còn nổ ra. Nhưng sự mất kết nối ngày càng tăng có thể báo trước một sự chia rẽ lớn hơn trong cuộc tranh luận về việc chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào.

Trên thực tế, Washinton đã nói rõ với Kiev rằng họ không thể tài trợ cho Ukraine vô thời hạn với mức độ hiện tại.  Mặc dù việc ủng hộ Ukraine phần lớn là nỗ lực của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, nhưng ngày càng nhiều các đảng viên đảng Cộng hòa đã bắt đầu bày tỏ sự hoài nghi về việc sử dụng kho vũ khí hiện đại của Washington để hỗ trợ Kiev mà không có hồi kết.

Trong số những người bày tỏ nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ có Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, người đã nói rằng Washington sẽ không cung cấp một “tấm séc trắng” cho Ukraine và từ chối lời mời của ông Zelenskyy đến Kiev và tìm hiểu về thực tế chiến tranh.

Ông Kurt Volker, đặc phái viên của Tổng thống về Ukraine dưới thời chính quyền Trump đánh giá, các quan chức Mỹ tin rằng việc ông Zelensky cương quyết muốn chiếm lại toàn bộ lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ, bao gồm cả Crimea vốn đã sáp nhập vào Nga hồi 2014, trước khi có bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào, sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột.

"Việc giành lại lại Crimea sẽ là một “lằn ranh đỏ” đối với Tổng thống Putin. Điều này có thể dẫn đến việc xung đột leo thang dữ dội. Đây là điều mà Mỹ không mong muốn. Nếu bất đồng này không thể giải quyết, vết nứt giữa Mỹ và Ukraine sẽ dần lan rộng", ông Volker cảnh báo.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu

    Châu Âu "tiến thoái lưỡng nan" vì căng thẳng Mỹ- Trung

    04:00, 11/03/2023

  • Đây mới là toan tính của Mỹ trong chiến sự Nga- Ukraine

    Đây mới là toan tính của Mỹ trong chiến sự Nga- Ukraine

    04:30, 05/03/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Cách tiếp cận của Mỹ đã đúng?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Cách tiếp cận của Mỹ đã đúng?

    04:00, 26/02/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine:

    Chiến sự Nga- Ukraine: "Ngòi nổ" mới từ căng thẳng Mỹ- Trung

    03:30, 26/02/2023

CẨM ANH