Thấy gì từ thỏa thuận Iran- Saudi Arabia?
Với sự khởi sắc ngoại giao hoành tráng, Trung Quốc đã làm trung gian cho việc nối lại mối quan hệ hữu nghị giữa Saudi Arabia và Iran.
>>Điều gì sẽ “thôi thúc” Trung Quốc chuyển vũ khí cho Nga?
Saudi Arabia và Iran nối lại quan hệ ngoại giao là điều bất ngờ, nhưng kết quả này do Mỹ hạn chế ngoại giao trong khu vực Trung Đông, trong khi Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này.
Trung Quốc đảm nhận một vai trò mà Mỹ không thể hoàn thành, là bước đột phá đầu tiên của Bắc Kinh khi tham gia mạnh mẽ vào quá trình hòa giải những xung đột tại Trung Đông, một khu vực mà trong vài thập kỷ qua Washington có tác động lớn.
Khi căng thẳng âm ỉ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng và các nhà hoạch định chính sách Mỹ gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cạnh tranh và những lo ngại về an ninh với Trung Quốc, thì giới quan sát đang đặt câu hỏi, vị thế của Bắc Kinh có ý nghĩa gì đối với khu vực Trung Đông và với các lợi ích của Hoa Kỳ?
Ông Bader al-Saif, Trợ lý Giáo sư lịch sử tại Đại học Khalifa ở Abu Dhabi, đã viết trên Twitter sau khi tin tức được công bố: “Nhiều người đang thở phào nhẹ nhõm với thỏa thuận chính thức giữa Iran và Saudi Arabia. Cả 3 bên tham gia thỏa thuận đều có thể tuyên bố chiến thắng, nhưng Saudi Arabia được cho là người chiến thắng lớn nhất".
Tương tự, ông Joseph Westphal, cựu Đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia, cho rằng việc Saudi Arabia bình thường hóa với Iran sẽ loại bỏ những trở ngại trong hành trình cải cách và chuyển đổi kinh tế của họ.
“Tôi nghĩ giới lãnh đạo Saudi Arabia tin rằng đây là thời điểm rất quan trọng khi quốc gia này đang dần nổi lên trong khu vực trên nhiều khía cạnh. Do đó, họ cần hợp tác với Iran. Bởi một cuộc đấu tranh liên tục với Iran sẽ cản trở tiến trình phát triển mà họ đã đạt được”, chuyên gia Westphal nói với CNBC
Chuyên gia này cũng nói thêm, Mỹ không thể thực hiện thỏa thuận này vì Washington không có quan hệ với Tehran. “Tôi nghĩ Trung Quốc là một đối tác tốt và phù hợp để thúc đẩy điều này,” ông nói.
Việc để các quốc gia khác như Trung Quốc thúc đẩy giảm căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabie về cơ bản không gây bất lợi cho Hoa Kỳ. Trên thực tế, Mỹ và Saudi Arabia đã đạt được một thỏa thuận vào đầu tuần này khi Riyadh tuyên bố sẽ mua 121 máy bay phản lực Boeing cho hãng hàng không mới của mình, một động thái được Nhà Trắng hoan nghênh.
Bên cạnh đó, quan hệ đối tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Saudi Arabia đã kéo dài gần ba phần tư thế kỷ và kho vũ khí quân sự của Riyadh được cung cấp và duy trì phần lớn nhờ Mỹ.
Trong vài năm qua, khu vực này đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công, đặc biệt là nhằm vào các tàu và cơ sở hạ tầng năng lượng của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mà Riyadh và Washington đã đổ lỗi cho Iran.
>>Trung Quốc "đe dọa" vị thế của Mỹ tại Trung Đông
Đáng chú ý, Iran hiện cũng đang làm giàu uranium ở mức cao nhất từ trước đến nay và được cho là chỉ còn vài tháng nữa là có thể chế tạo bom hạt nhân. Việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Riyadh và Tehran có thể không có ý nghĩa gì nếu chương trình hạt nhân của nước này không được giải quyết.
“Riyadh và Tehran sẽ vẫn là đối thủ với những tầm nhìn cạnh tranh nhau trong khu vực. Nếu không có sự hòa giải nào của Trung Quốc - hoặc bất kỳ sự can dự ngoại giao nào - có thể sẽ dẫn tới bất ổn trong khu vực", chuyên gia Al-Saif của Đại học Khalifa cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng vẫn chưa biết liệu thỏa thuận giữa hai cường quốc Trung Đông - và thiện chí chung được thể hiện sau đó - sẽ kéo dài hay không. Việc tham gia thỏa thuận này của Iran không có nghĩa là một động thái giảm leo thang căng thẳng trong khu vực. Tehran đang lợi dụng việc Trung Quốc can dự sâu hơn vào thương mại ở Vịnh Ba Tư cũng như việc Saudi Arabia tăng cường bảo vệ trật tự thân Mỹ trong khu vực.
“Các bên cần nhanh chóng tận dụng cơ hội này vì thỏa thuận có thể không kéo dài. Nhưng cả Saudi Arabia và Iran sẽ không thay đổi chỉ sau một đêm", ông Al- Saif nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Bộ ba AUKUS đi "nước cờ" mới, Trung Quốc phản ứng thế nào?
03:30, 15/03/2023
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài thận trọng khi quay lại Trung Quốc
16:05, 13/03/2023
Thần tốc công nghệ, Trung Quốc khiến Mỹ lo sợ!
04:30, 13/03/2023
Trung Quốc "đe dọa" vị thế của Mỹ tại Trung Đông
04:00, 13/03/2023
Bất động sản Trung Quốc: Cú vấp "ba lằn ranh đỏ" và bài học cho Việt Nam
03:00, 13/03/2023