Cuộc chiến tại Bakhmut và bài học cho phương Tây
Ngay cả khi cuộc chiến tại Bakhmut chưa thấy hồi kết, phương Tây có thể rút ra một số bài học từ cuộc chiến này.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Nga đang dần rút khỏi Bakhmut?
Mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin nói lực lượng này đã kiểm soát hơn 80% thành phố Bakhmut. "Phần lớn khu vực tại Bakhmut, khoảng hơn 80%, đang nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi, bao gồm trung tâm hành chính, các nhà máy, nhà kho trong thành phố", ông Prigozhin cho biết trong video đăng trên Telegram.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine đã bác bỏ tuyên bố của ông Prigozhin. Người phát ngôn Bộ Chỉ huy Quân sự phía Đông của Ukraine - ông Serhii Cherevatyi cho rằng, tuyên bố của lãnh đạo lực lượng Wagner là “không đúng sự thật”.
Hiện tại, quân đội Ukraine đang chuẩn bị phương án đối phó kịch bản thành phố Bakhmut bị thất thủ, nhằm cản trở đối phương mở các mũi tiến công nhằm vào những đô thị trọng yếu ở phía Tây Bakhmut như Kramatorsk và Sloviansk.
Nếu quân đội của Ukraine rút lui, các lực lượng Nga có thể nhân cơ hội này chuyển cuộc chiến vào sâu hơn bên trong lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là tại các khu vực có địa hình không dễ phòng thủ. Điều này sẽ mang đến nhiều bất lợi cho Kiev.
Cụ thể, cuộc rút lui của quân đội Ukraine khỏi Bakhmut sẽ mang lại rất ít thời gian nghỉ ngơi hoặc lợi thế chiến lược để chuẩn bị cho cuộc phản công lại quân đội Nga trong thời gian tới.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: Cuộc chiến ở Avdiivka căng như Bakhmut
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đúng khi cho rằng lợi ích ở Bakhmut không chỉ là quân sự mà còn là chính trị.
Cuộc chiến ở Bakhmut là một bài học cho phương Tây khi chỉ rõ rằng, Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh hai mặt trận. Một là cuộc chiến ở Ukraine. Và hai là trên khắp châu Âu và Mỹ, nơi các cuộc thăm dò ở một số quốc gia cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc trang bị vũ khí và tài trợ cho Kiev đã suy giảm.
Theo quan điểm chiến lược của ông Putin, cuộc chiến thứ hai có thể là cuộc cạnh tranh mang tính quyết định hơn và ông có nhiều đòn bẩy để đạt được lợi thế. Một trong số những lợi thế đó chính là thời gian, thứ mà Tổng thống Nga tin rằng là đồng minh quan trọng nhất của mình.
Đối với ông Putin, làm suy yếu ý chí của phương Tây theo thời gian có thể dễ dàng hơn là làm suy yếu các lực lượng của Ukraine, những người đang chiến đấu vì thành phố, nhà cửa và gia đình của họ.
Nếu nhà lãnh đạo Nga không thể phá vỡ tinh thần chiến đấu của Ukraine như ở Bakhmut, thì điều này sẽ tạo động lực cho các nước phương Tây tiếp tục duy trì sự ủng hộ cho Ukraine.
Điều quan trọng là các lực lượng của Kiev và những quốc gia phương Tây phải chứng minh cho Tổng thống Putin và những đối tác thân cận của ông thấy rằng, họ có thể tập hợp vũ khí, trang thiết bị, nhân sự, và trên hết là ý chí để có thể phá vỡ phòng tuyến của Nga và chiếm lại lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine.
Chỉ khi Ukraine giành chiến thắng thì mới khôi phục nguyên tắc quốc tế rằng việc xâm chiếm lãnh thổ quốc gia bằng vũ lực là không thể chấp nhận được, và điều này cũng sẽ tái lập uy tín răn đe của Mỹ cũng như các đối tác NATO trước các cuộc tấn công tiềm tàng khác trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga- Ukraine: Nga đang dần rút khỏi Bakhmut?
03:30, 25/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Cuộc chiến ở Avdiivka căng như Bakhmut
03:00, 22/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: "Cái bẫy" mang tên Bakhmut
04:00, 16/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Vì sao hai bên quyết giành lấy Bakhmut?
03:30, 09/03/2023