Chiến sự Nga- Ukraine: "Cái bẫy" mang tên Bakhmut

Diendandoanhnghiep.vn Chiến sự Nga- Ukraine có nhiều điểm khác biệt với các khái niệm và logic về chiến tranh thông thường, ngay cả cái tên và mục đích cũng không rõ ràng.

>> Nga có nguy cơ mất cơ hội cường quốc vì chiến sự Nga- Ukraine

Bakhmut lúc cao điểm mỗi bên hy sinh 200 binh lính mỗi ngày!

Ở Bakhmut, lúc cao điểm mỗi bên hy sinh 200 binh lính mỗi ngày.

Cuộc chiến mà Nga phát động ở Ukraine là chiến dịch quân sự đặc biệt với mục tiêu phi phát xít hoá, quân sự hoá Ukraine. Khoảng thời điểm này tháng 3 năm ngoái, Nga đã gây thiệt hại lớn cho không quân, hải quân của Ukraine… Như vậy, Nga đã thực hiện được một bước phi quân sự hoá ở Ukraine, còn phi phát xít hoá là việc bảo vệ số người dân gốc Nga, nói tiếng Nga, ảnh hưởng văn hoá Nga sống tại Ukraine tập trung nhiều thuộc vùng Donbass.

Nhưng khi Mỹ - NATO bắt đầu chi viện cho Ukraine thì mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga lại khác. Mỹ - NATO muốn tiến hành cuộc chiến uỷ nhiệm trên đất Ukraine, dùng vũ khí, thông tin tình báo của Mỹ - NATO tiến hành cuộc chiến tiêu hao bào mòn sức mạnh của Nga. Kèm theo đó là hàng chục ngàn lệnh trừng phạt về kinh tế, nhằm đánh sụp hệ thống kinh tế của Nga, gây nổi loạn...

Song song tiến hành cuộc chiến ở Ukraine, Nga bắt tay với Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Bắc Triều Tiên…, cùng các quốc gia thân thiện với Nga lập một trục mới, loại bỏ sự độc quyền của đồng USD. Trung Quốc làm trung gian hoà giải giữa hai cựu thù là Iran và Saudi Arabia, làm mất vai trò của Mỹ tại đây. Nếu OPEC tiếp tục không sử dụng USD trong các giao dịch dầu mỏ thì sẽ làm gia tăng nguy cơ mất vị thế độc tôn của USD.

Lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây cũng giống như "con dao hai lưỡi" khi EU mất nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga, dẫn đến suy giảm sản xuất, sức cạnh tranh; giá lương thực, thực phẩm tăng cao; lạm phát, thất nghiệp gây lên làn sóng biểu tình ở nhiều quốc gia.

Theo tờ Daily Mail (Anh): “Các siêu thị tại Anh đang hạn chế số lượng cà chua, dưa chuột, ớt và rau diếp bán ra, khi nông dân nước này phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng cao, khiến họ không thể sử dụng nhà kính vào mùa đông để trồng chúng. Những loại trái cây mềm, bao gồm cả quả mâm xôi, cũng khó tìm thấy ở các cửa hàng”.

Tại Mỹ, ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) phá sản phải đóng cửa sau khi bị khách hàng rút ồ ạt 42 tỷ USD và nguy cơ sụp đổ dây chuyền kiểu domino tới các ngân hàng khác đang trở lên rõ ràng, khi không chỉ SVB mà các ngân hàng khác cũng dùng tiền khách gửi mua trái phiếu dài hạn. Đây là hậu quả của việc FED liên tục tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Nếu khách hàng tiếp tục rút tiền thì hệ thống ngân hàng Mỹ lâm nguy. Lợi nhuận từ các công ty công nghệ trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bây giờ bị sụt giảm, các công ty công nghệ liên tiếp cắt giảm nhân sự gây lên khủng hoảng. Có vẻ như lệnh trừng phạt nhắm vào Nga như phản tác dụng với chính Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, thiệt hại đối với Nga từ các lệnh trừng phạt này cũng rất lớn.

Xung đột ở Bakhmut chưa có dấu hiệu chấm dứt

Xung đột ở Bakhmut chưa có dấu hiệu chấm dứt

>> Chiến sự Nga - Ukraine: "Vết nứt" âm ỉ trong liên minh Mỹ- Ukraine

>> Chiến sự Nga- Ukraine: "Giải mã" quan hệ Nga- Trung

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Vì sao hai bên quyết giành lấy Bakhmut?

Khu vực Bakhmut vẫn là khu vực giao tranh hết sức ác liệt. Phía Nga tiến đánh từng ngôi nhà, trong khi quân đội Ukraine chống trả hết sức kiên cường trong tình trạng thiếu thốn do toàn bộ vũ khí, trang bị phải phụ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ - EU.

Phía Nga không tiến đánh tổng lực mà dùng chiến thuật “tằm ăn lá dâu” do đạt mục tiêu kép, đội quân Wagner với các thành phần bất hảo như cựu tù nhân, cũng như các thành phần “bán máu lấy tiền” sẵn sàng đánh đổi mạng sống. 

Gần đây không quân Nga đã sử dụng các vũ khí huỷ diệt như bom quy hoạch hướng dẫn nặng một tấn rưỡi - UPAB-1500B. Với loại bom này, mọi hệ thống hầm ngầm không còn tác dụng phòng thủ. Ngoài ra, Nga tiến hành không kích tên lửa vào Ukraine với 6 quả đạn Kinzhal, có quả đánh thẳng vào hầm ngầm sâu 80 m nơi có các chỉ huy cao cấp trú ẩn.

Thế nhưng, Nga không chiếm hoàn toàn Bakhmut, cứ dần dần tác chiến, rồi mở cửa ngỏ khiến phía Ukraine tăng cường đổ quân tiếp viện để giữ. Nga là cường quốc xuất khẩu vũ khí chiếm ưu thế vượt trội về vũ khí đạn dược, nên mỗi lần chỉ huy Wagner than phiền là thiếu đạn dược như là "diễn trò", để phía Ukraine tăng cường phản công để rồi chịu thiệt hại nặng nề.

Mỹ - phương Tây muốn Nga sa lầy rồi suy yếu, nhưng cũng chính tại đây Nga “tương kế, tựu kế” dùng Bankmut là nơi tiêu hao vũ khí, khí tài và quân tinh nhuệ của Ukraine, gây mâu thuẫn trong quan hệ, trong sự thống nhất viện trợ vũ khí, kinh tế từ nội tại Mỹ - EU. Có điều cái bẫy này dù ai sập thì nhân dân vẫn là người thiệt hại bởi chiến tranh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: "Cái bẫy" mang tên Bakhmut tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713934774 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713934774 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10