Nga có nguy cơ mất cơ hội cường quốc vì chiến sự Nga- Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 14/03/2023 04:30

Sau năm 1990, nước Nga đứng trước nhiều cơ hội để trở thành cường quốc thịnh vượng chung. Nhưng chiến sự Nga- Ukraine có thể khiến Nga mất cơ hội này.

Nga từng tràn trề cơ hội trở thành cường quốc thịnh vượng

Nga từng tràn trề cơ hội trở thành cường quốc thịnh vượng

>>Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?

Trong chiến sự Nga - Ukraine, chúng ta chứng kiến hàng loạt diễn biến bất thường trong thế giới đương đại. Ukraine mới là nạn nhân, nhưng quá nhiều tổn thất dồn về phía nước Nga, hệ lụy có thể kéo dài hàng thập kỷ mới lộ diện.

Chi phí “cứng” và “mềm” cho cuộc chiến dài hạn này đang dần khiến Nga mất cơ hội để chiếm giữ một vị trí hòa bình và thịnh vượng trong trật tự thế giới của thế kỷ 21.

Còn nhớ tháng 5/2000, ông Putin chính thức bước lên vũ đài chính trị, mở ra tương lai đầy hứa hẹn để Nga trở thành cường quốc - một nền dân chủ khổng lồ đầy sức sống góp phần giúp châu Âu tiếp tục giữ một cực trong thế giới đa cực được cổ súy.

Năm 2003, Mỹ mang quân đánh Iraq, kế đó là bùng nổ kinh tế Trung Quốc giúp Nga kiếm bộn tiền nhờ bán dầu, khí đốt, kim loại, phân bón và các sản phẩm khác trên thị trường toàn cầu. GDP Nga tăng gấp đôi sau 2 nhiệm kỳ đầu dưới quyền ông Putin.

Cá nhân ông Putin được cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ, tin tưởng, có thể đưa Nga trở thành một cực đối trọng với quyền lực Mỹ. Thế cân bằng Nga - Mỹ, cạnh tranh sòng phẳng tạo ra môi trường phát triển thịnh vượng ở châu Âu và châu Á.

Washington đã tìm cách hỗ trợ Moscow trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ và nền kinh tế thị trường. Đầu tư và công nghệ nước ngoài đã giúp hiện đại hóa nền kinh tế Nga và bắt đầu chữa lành những vết thương do việc áp dụng mô hình kinh tế sai lầm trước đó.

Nhưng hàng loạt diễn biến sau đó đến từ mỗi lo vô hình nào đó thúc đẩy Tổng thống Putin lái đất nước rẽ ngoặt, “be bờ” với phương Tây. Nghiên cứu tâm lý chính trị cho rằng, vấn đề phần lớn ở cá nhân ông Putin là phải xây dựng một thể chế ít tiếng nói phản đối nhất để duy trì quyền lực.

>> Điều gì sẽ “thôi thúc” Trung Quốc chuyển vũ khí cho Nga?

Nhiều chuyên gia cho rằng, ông Putin đã nắm quyền 23 năm. Sự tích lũy quyền lực nhanh chóng vào tay Tổng thống Putin đã bẻ cong một quy trình hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại lẽ ra nên bắt nguồn từ những phân tích khách quan và nghiên cứu kỹ lưỡng giữa các cơ quan - thành một quy trình ngày càng rơi vào cá nhân hóa.

Chiến sự Nga - Ukraine có thể cướp mất cơ hội cuối cùng của nước Nga để nắm vai trò quan trọng hơn trong trật tự thế giới thế kỷ 21

Chiến sự Nga - Ukraine có thể cướp mất cơ hội cuối cùng của nước Nga để nắm vai trò quan trọng hơn trong trật tự thế giới thế kỷ 21

Ví như việc mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là công việc của một nhóm tướng tá thân cận xung quanh ông Putin. Điều đó có nghĩa, cuộc chiến đấu này không là ý chí của 140 triệu người dân Nga, không sử dụng sức mạnh tổng hợp mà dựa vào ý chí nhóm cá nhân.

Do vậy, khi thất thế tại Ukraine, màn điều động binh lính gây xáo trộn cuộc sống người dân, giới nhà giàu, tinh hoa tìm cách rời khỏi đất nước, mang theo nguồn lực vô cùng quý giá.

Ông Alexander Gabuev, Giám đốc Trung tâm Carnegie Russia-Eurasia ở Berlin nhận xét: “Nga đã có những nền tảng cần thiết để trở thành một cường quốc thịnh vượng, tự tin, an toàn và đáng tin cậy trong thế kỷ 21 - một quốc gia có thể giúp giải quyết một số vấn đề cấp bách của thế giới”.

Vẫn còn quá sớm để dự báo cuộc chiến ở Ukraine, song tương lai nước Nga và cá nhân Tổng thống Putin có những điềm báo không mấy tích cực, chưa cần tính đến hao phí chiến tranh hay bị cấm vận.

Điều nguy hiểm là Kremlin đã để lộ nguy cơ đe dọa với hàng loạt quốc gia láng giềng. Trong khi đó, mạng lưới các nền dân chủ phương Tây được thiết kế để duy trì quyền lực của họ.

Do vậy, như đã thấy Mỹ không nhân danh nước Mỹ hùng cường để nhảy vào cuộc chiến tại Ukraine mà luôn luôn kêu gọi bảo vệ dân chủ, hòa bình toàn cầu. Châu Âu cũng như Nhật Bản, Canada, Australia,…đã không chấp nhận việc Nga phát động chiến sự ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Bakhmut quan trọng trong chiến sự Nga - Ukraine?

    Vì sao Bakhmut quan trọng trong chiến sự Nga - Ukraine?

    04:30, 11/03/2023

  • Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?

    Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?

    04:30, 10/03/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Sắp có màn đọ vũ khí tối tân

    Chiến sự Nga - Ukraine: Sắp có màn đọ vũ khí tối tân

    04:30, 09/03/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó liên minh Nga - Trung

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó liên minh Nga - Trung

    05:00, 03/03/2023

  • Những quan điểm “đốt nóng” chiến sự Nga - Ukraine

    Những quan điểm “đốt nóng” chiến sự Nga - Ukraine

    05:00, 26/02/2023

  • Tương lai chiến sự Nga - Ukraine sau chuyến đi của ông Joe Biden

    Tương lai chiến sự Nga - Ukraine sau chuyến đi của ông Joe Biden

    04:30, 25/02/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại

    Chiến sự Nga - Ukraine: Một năm nhìn lại

    04:30, 24/02/2023

  • Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine

    Trục lợi ích mới từ chiến sự Nga - Ukraine

    04:30, 21/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nga có nguy cơ mất cơ hội cường quốc vì chiến sự Nga- Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO