Giải mã thành công của "Thung lũng Silicon Trung Quốc"
Thẩm Quyến được ví như "thung lũng Silicon" của Trung Quốc vừa công bố mức tăng trưởng cao nhất trong số các thành phố hàng đầu của quốc gia này.
>>Vì sao Mỹ khó ngăn Trung Quốc phát triển sản xuất chất bán dẫn?
Được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong lĩnh vực xe điện, thành phố Thâm Quyến đã báo cáo mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong quý 1/2023, vượt qua Thượng Hải và Bắc Kinh.
Hiệu suất mạnh mẽ của Thâm Quyến mang lại cho ngành công nghệ Trung Quốc hy vọng rằng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này có thể chịu được áp lực từ Washington, sau khi Mỹ áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc kể từ đầu năm nay, đặc biệt là khi hàng chục công ty có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đã được đưa vào danh sách các thực thể bị mất quyền tiếp cận với các bộ phận, công nghệ và thị trường của Mỹ.
Bà Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết Thâm Quyến rõ ràng có “tiềm năng to lớn” về công nghệ tiên tiến và công nghệ sinh học, nhưng thành công của thành phố này cũng phụ thuộc vào hai yếu tố xuất phát từ chính quốc gia này.
“Yếu tố đầu tiên là khả năng của chính phủ Trung Quốc trong việc tiếp tục hỗ trợ về mặt tài chính cho các hoạt động đổi mới sáng tạo. Yếu tố thứ hai rất quan trọng là các chính sách khuyến khích đổi mới của khu vực tư nhân", bà Alicia Garcia-Herrero cho biết.
Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thành phố sau khi Trung Quốc chấm dứt các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt với đại dịch COVID-19, đưa Thâm Quyến vào một vị trí vững chắc để dẫn đầu sự hội nhập của Khu vực Vịnh Lớn, nơi mà Bắc Kinh coi là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế toàn quốc.
“Không giống như hầu hết các thành phố có bề dày lịch sử và niềm tự hào khác, các doanh nghiệp hội tụ tại Thâm Quyến với một mục tiêu duy nhất là tìm kiếm sự phát triển kinh tế, vốn là động lực chính cho nền kinh tế của Thâm Quyến,” ông Hugh Chow, Giám đốc điều hành công nghệ ASTRI nhận định.
Thâm Quyến hiện cam kết tạo ra một chuỗi sinh thái đổi mới toàn bộ quy trình để hình thành một hệ thống đổi mới công nghệ định hướng thị trường với sự hỗ trợ chính sách. Với các doanh nghiệp là “hạt nhân chính”, Thâm Quyến đặt mục tiêu tích hợp tính năng sản xuất, giáo dục và nghiên cứu thành một chuỗi tích hợp khép kín.
>>"Lộ diện" chiến thuật tấn công tinh vi của Trung Quốc trên vũ trụ
Ông Yuan Chenjie, đại diện của Công CP Tư nhân SAIF Partners, nói rằng Thâm Quyến cần tìm ra “một con đường hoàn toàn khác” để thúc đẩy khu vực Vịnh Lớn bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua khu vực Đồng bằng sông Dương Tử với trung tâm là Thượng Hải, từ đó có thể hướng đến mục tiêu cạnh tranh với Thung lũng Silicon của Mỹ.
Khu vực Vịnh lớn là kế hoạch kinh tế tham vọng của chính phủ Trung Quốc nhằm liên kết Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Trung Sơn, Đông Quan, Huệ Châu, Giang Môn và Triệu Khánh thành một trung tâm kinh tế và đầu tàu công nghệ.
Ông Peng Peng, Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Cải cách Quảng Đông đánh giá, sự phát triển của Thâm Quyến chính là thành công cho thấy bất chấp các lệnh hạn chế của phương Tây, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc sẽ tìm được cách thức "vươn lên trong nghịch cảnh" nhờ những chính sách linh hoạt từ chính quyền và nội lực của khu vực tư nhân đang ngày càng được củng cố.
Cụ thể, chính quyền Thâm Quyến đã đưa ra các biện pháp khuyến khích để thu hút nhân tài, chẳng hạn như chính sách định cư dễ dàng hơn và các khoản trợ cấp khởi nghiệp hào phóng, nhằm giúp giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực lành nghề của thành phố so với Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tuy nhiên, ông Peng cũng lưu ý rằng còn quá sớm để đánh giá dựa trên số liệu của một quý và chỉ ra rằng Thâm Quyến vẫn phải đối mặt với những thách thức trên con đường phát triển công nghệ tiên tiến.
"Chiến tranh thương mại và công nghệ sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khác khiến việc phát triển độc lập của "Thung lũng Silicon Trung Quốc" trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, việc Mỹ và phương Tây đang không ngừng gia tăng sức ép có thể dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng. Do đó, các doanh nghiệp tại Thâm Quyến có thể sẽ không có đủ nghiên cứu cơ bản về chip và các công nghệ hiện đại khác", ông Peng nhận định.
Đồng quan điểm, ông Hugh Chow cũng cho rằng “những hạn chế đơn phương” ngày càng tăng mà Mỹ đặt ra đối với các công nghệ tiên tiến sẽ cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng việc tách rời hai nền kinh tế có thể khiến Mỹ phải trả giá đắt hơn trong dài hạn.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao Mỹ khó ngăn Trung Quốc phát triển sản xuất chất bán dẫn?
03:36, 24/04/2023
Tên lửa SpaceX hé lộ "chiến trường" khốc liệt mới giữa Mỹ và Trung Quốc
04:00, 23/04/2023
Giáng đòn vào Micron, Trung Quốc "chơi lớn" với Mỹ
04:00, 04/04/2023
Chia nhỏ Alibaba, Trung Quốc áp dụng chiêu của Mỹ
04:30, 31/03/2023
"Né" Trung Quốc, Mỹ tái thiết chuỗi cung ứng ra sao?
03:40, 31/03/2023