Chiến sự Nga - Ukraine: Nga sắp ồ ạt tung đòn không quân?

TRƯỜNG ĐẶNG 08/05/2023 04:00

Có một bí ẩn kể từ đầu chiến sự Nga - Ukraine, đó là không thấy xuất hiện lực lượng không quân khét tiếng của Nga với hàng loạt tiêm kích và máy bay ném bom hiện đại.

Tổng thống Putin đang toan tính gì với lực lượng Không quân Nga?

Tổng thống Putin vẫn chưa tung ra lực lượng không quân hùng hậu kể từ đầu chiến sự Nga- Ukraine đến nay

Trước cuộc phản công của Ukraine, Nga đang có vẻ yếu thế hơn. Đích thân Ngoại trưởng Mỹ A.Blinken lên tiếng khuấy động tinh thần binh sĩ Ukraine, cho rằng Kiev khác xa so với cách đây 2- 3 tháng trước. Trong khi đó, nhóm đánh thuê Wagner bày tỏ lo ngại thiếu hụt đạn có thể khiến Nga mất quyền kiểm soát Bakhmut. Tuy nhiên, có một "cây súng trong tay áo" mà Nga dường như vẫn đang giấu giếm.

>>"Lợi ích" nào cho Nga sau vụ UAV tấn công Điện Kremlin?

Không quân Nga ít xuất hiện

Theo các quan chức phương Tây, Nga đã chịu tổn thất nặng nề trong giai đoạn đầu chiến sự Nga- Ukraine và giờ không dám mạo hiểm đưa lực lượng tinh nhuệ ra các khu vực Ukraine kiểm soát. Thay vào đó, Moscow đang tập trung lực lượng ra phía sau lớp phòng thủ ở các vùng chiếm đóng.

Máy bay ném bom chiến lược TU-160 của Nga là một vũ khí đáng sợ

Máy bay ném bom chiến lược TU-160 của Nga là một vũ khí đáng sợ

“Nga có ưu thế về lực lượng không quân hơn chúng tôi, nhưng chỉ giới hạn ở những vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng. Hiện tại, họ đang cố gắng tránh mọi khả năng xâm phạm không phận của chúng tôi”, một quan chức quân sự Ukraine giấu tên nói với Politico.

Trong chiến sự Nga- Ukraine, không quân Nga đã bị chỉ trích vì lực lượng này không thể giúp Moscow lật ngược tình thế trên chiến trường Ukraine. Lý do một phần vì Ukraine được trang bị các tên lửa đất đối không hiện đại của Mỹ, đồng thời các phi công của Điện Kremlin cũng không được đào tạo để thực hiện các chiến dịch quy mô lớn với các loại máy bay khác nhau, theo các chuyên gia.

Thế nhưng, đây vẫn là lực lượng không quân lớn thứ hai thế giới, bao gồm khoảng 900 máy bay chiến đấu và 120 máy bay ném bom. Đây được cho là “át chủ bài” quan trọng để Nga chống đỡ cuộc phản công của Ukraine khi đang thiếu hụt đạn pháo và binh lính trong thời gian tới.

Ông Dale Buckner, CEO của tập đoàn an ninh quốc tế Global Guardian, phân tích Nga vẫn sở hữu số lượng lớn máy bay Mikoyan Mig-35, Sukhoi SU-35 và Sukhoi SU-57 có thể “đập tan cuộc phản công” của Ukraine với lực lượng phần lớn là xe tăng và xe bọc thép. Vì vậy, Ukraine đang đối mặt với một rủi ro chiến thuật thực sự trên mặt đất nếu họ không có hệ thống phòng không thích hợp và không có nhiều lớp phòng không.

Cơn “đau đầu” của Kiev

Kiev hiểu rõ rằng mất ưu thế trên không sẽ là “hiểm họa” cho chiến dịch phản công sắp tới. Đây chính là lý do Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn thường xuyên thúc giục NATO cấp cho họ các máy bay chiến đầu F-16 tân tiến để đối trọng lại với Nga.

Đồng thời, các hỏa lực phòng không của Kiev có được hầu như chỉ để phòng thủ thay vì tấn công. Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ gửi thêm các tên lửa đánh chặn và đạn phòng không cho Ukraine - một phần của gói viện trợ trị giá 2,6 tỷ USD – với chỉ một phần trong số đó dành cho cuộc phản công. Trong khi đó, NATO cũng gửi một số lượng nhỏ các hệ thống phòng không SAMP/T và NATO Hawk, nhưng chúng chỉ lý tưởng để phòng thủ các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Ukraine phải dựa vào các hệ thống phòng không đắt đỏ của phương Tây

Ukraine phải dựa vào các hệ thống phòng không đắt đỏ của phương Tây

Xa hơn, nếu không quân Nga có thể chứng minh hiệu quả trong đánh bại đợt phản công của Ukraine, nhiều khả năng nó sẽ có vai trò lớn hơn trong các cuộc tấn công sắp tới của Moscow.

Không chỉ thiếu hụt máy bay, Ukraine còn đang tiêu hao hỏa lực phòng không quá nhanh. Một số nguồn tin thậm chí cho rằng Ukraine có thể hết đạn phòng không ngay trong tháng 5 này. Kiev không thể có thêm tên lửa cho hệ thống S-300 do Nga sản xuất, trong khi mới chỉ có một số ít hệ thống phòng không Patriot và NAMS (Mỹ).

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine có nguy cơ "dính bẫy" của Nga

Vấn đề nằm ở chỗ những hệ thống này quá đắt đỏ để sử dụng để ngăn chặn các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình hoặc UAV do Iran sản xuất. Mỗi quả đạn tên lửa Patriot có giá khoảng 4 triệu USD. Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ có thể sản xuất khoảng 300 tên lửa Patriot mỗi năm, ít hơn nhiều so với tốc độ của các cuộc không kích của Nga, vốn đang gia tăng trở lại khi Moscow áp dụng các bộ dẫn đường thông minh cho các loại bom.

Chuyên gia Mark Cancian của CSIS nhận định: “Nếu hệ thống phòng không của Ukraine tiếp tục xuống cấp, người Nga sẽ ngày càng hung hăng hơn”. Ông Cancian dự báo Nga sẽ kiểm tra khả năng của Ukraine bằng cách “bay qua các khu vực trên chiến trường nơi không có hệ thống phòng không tốt và sau đó sẽ mở rộng ra các khu vực khác của Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Hé lộ" tham vọng lớn hơn của Nga

    04:00, 07/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine sẽ căng thẳng hơn sau vụ UAV tấn công Kremlin?

    Chiến sự Nga - Ukraine sẽ căng thẳng hơn sau vụ UAV tấn công Kremlin?

    13:43, 04/05/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine có nguy cơ

    Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine có nguy cơ "dính bẫy" của Nga

    04:00, 04/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho hồi kết cuộc chiến?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho hồi kết cuộc chiến?

    03:30, 07/05/2023

TRƯỜNG ĐẶNG