Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây tính kế lâu dài cho Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 11/05/2023 04:30

Các nhà phân tích địa chính trị ở phương Tây cho rằng, đồng minh cần chuẩn bị cho Ukraine các phương án lâu dài hơn để ứng phó với cuộc chiến dai dẳng.

Ngày 9/5, Tổng thư ký NATO nêu điều kiện tiên quyết để Ukraine gia nhập NATO

Ngày 9/5, Tổng thư ký NATO nêu điều kiện tiên quyết để Ukraine gia nhập NATO

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine quyết giành lại Crimea?

Dù Ukraine sẽ giành chiến thắng trong cuộc phản công lớn đang được tổ chức và giải phóng vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Đông đất nước, song một số học giả phương Tây không cho rằng, chiến sự Nga- Ukraine sẽ kết thúc ngay tại đó.

Cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Putin cho thấy nó đã được tinh chỉnh để hoạt động trường kỳ. Vì vậy, điều quan trọng là các đối tác phương Tây của Ukraine phải phát triển một công thức chiến thắng lâu dài cho Ukraine.

Những gì diễn ra sau chiến dịch này có thể là một giai đoạn cầm cự, giao tranh nhỏ, triền miên và tiêu hao không xác định, đi kèm với với việc đồng minh phương Tây giảm cung cấp đạn dược, tài chính cho Ukraine. Lịch sử cho thấy các cuộc chiến kéo dài hơn một năm có thể sẽ tiếp diễn ít nhất vài năm nữa và rất khó kết thúc.

Quân đội Nga cũng bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ tinh vi hơn trên khắp chiến tuyến ở Ukraine với các bãi mìn, chướng ngại vật chống tăng và chiến hào. Bởi vì, quân Nga tại Ukraine không còn khả năng tổ chức các chiến dịch “bão táp” quy mô lớn như ban đầu. Điển hình tại Bakhmut, phần lớn các cuộc giao tranh được thực hiện bởi lính đánh thuê Wagner thay vì lực lượng vũ trang chính quy.

Phần lớn binh sĩ thương vong của Nga ở Bakhmut là từ Wagner, và phần lớn tổn thất của binh lính Wagner là từ những tù nhân được đào tạo tối thiểu. Điều này đồng thời hàm ý rằng, lực lượng chính quy quân đội Nga chưa hoàn toàn tham chiến.

Bằng cách thu hẹp không gian chiếm giữ và tăng số lượng binh lính được triển khai, quân đội Nga cũng tăng mật độ lực lượng tương ứng với địa hình mà họ đang phòng thủ. Tiếp theo là một giai đoạn tiêu hao nặng nề mà không bên nào có lợi thế vượt trội.

Để Ukraine duy trì động lực và áp lực với lực lượng Nga, các quốc gia phương Tây phải đưa ra một loạt các cam kết và kế hoạch cho những gì diễn ra sau chiến dịch này, thay vì duy trì cách tiếp cận “tọa sơn quan hổ đấu” như hiện nay.

Bên cạnh đó, Kiev có thể đạt được thành quả trên chiến trường, nhưng cần nhiều thời gian để chuyển hóa thành lợi thế trên bàn cờ chính trị khu vực. Các lợi thế không xuất hiện trên bàn đàm phán nếu như thiếu tiếng nói ủng hộ đồng loạt.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Đòn đánh quyết định tại Crimea?

Mỹ tháo bỏ công nghệ

Mỹ tháo bỏ công nghệ "nhạy cảm" trên xe tăng Abrams trước khi chuyển giao cho Ukraine

Thông điệp của vấn đề này đưa ra khả năng Kiev được tham gia Hiệp ước phòng thủ chung “NATO+1”. Nói cách khác, Ukraine được tích hợp quân sự châu Âu và Mỹ, với mục đích lấy răn đe, phòng thủ làm tôn chỉ.

Tiếp đến, Liên minh châu Âu (EU) có thể kết nạp Ukraine làm thành viên, tạo ra cơ chế dễ dàng hơn trong viện trợ kinh tế, tái thiết cơ sở hạ tầng; đồng thời EU cung cấp thêm cho Kiev các giải pháp chính trị một khi tiến trình đàm phám với Moscow được khởi động.

Sau cùng, trong cuộc phỏng vấn được đăng tải trên tờ Washington Post hôm 9/5, ông Stoltenberg, Tổng thư ký NATO tuyên bố: “Tất cả các đồng minh NATO đều thống nhất rằng, Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh. Câu hỏi đặt ra là khi nào? Tôi không thể đưa ra thời gian biểu về việc đó”.

Tiến trình gia nhập NATO với Ukraine còn cam go, nhưng có thể thấy rằng: thông qua hoạt động cung cấp vũ khí và huấn luyện binh sĩ NATO đang giúp Ukraine chuyển đổi từ các thiết bị, học thuyết và tiêu chuẩn trước đây để có thể tương thích với các lực lượng của khối.

Bên cạnh trào lưu hiếu chiến đang được khuếch trương ở phương Tây, một dòng chảy quan điểm khác lại thiên về phương pháp đàm phán. Cho dù chọn cách nào chăng nữa thì những người trong cuộc (châu Âu) trước sau vẫn xem Nga là mối đe dọa lâu dài!

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc ảnh hưởng ra sao với các kịch bản chiến sự Nga - Ukraine?

    Trung Quốc ảnh hưởng ra sao với các kịch bản chiến sự Nga - Ukraine?

    10:08, 10/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thời cơ hoà đàm sắp tới?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thời cơ hoà đàm sắp tới?

    04:30, 10/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Sôi sục

    Chiến sự Nga - Ukraine: Sôi sục "tâm lý chiến"

    04:00, 09/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Mối quan ngại của Ukraine trong cuộc phản công

    Chiến sự Nga - Ukraine: Mối quan ngại của Ukraine trong cuộc phản công

    14:44, 08/05/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ