Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

TRƯỜNG ĐẶNG 11/05/2023 04:00

Kết cục chiến sự Nga - Ukraine có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược toàn cầu của một trong những nhân tố quan trọng nhất hiện nay - Trung Quốc.

Trung Quốc hưởng lợi ra sao trước các viễn cảnh chiến sự Nga - Ukraine?

Ông Putin và ông Tập Cận Bình 

Bắc Kinh đang định vị những cơ hội để gia tăng sức mạnh toàn cầu đối với chiến sự Nga- Ukraine. Trong đó, Trung Quốc phải toan tính những kết cục của cuộc chiến và tác động của nó để thực hiện các tham vọng quốc tế của mình.

>>Trung Quốc "tỉnh giấc mộng" sau cuộc họp Tổ chức Hợp tác Thượng Hải?

Kịch bản 1: Nga thắng

Một chiến thắng của Nga trước Ukraine sẽ trao “quyền trượng” cho Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Bấy lâu nay, Trung Quốc đã sát cánh bên Nga dù không hậu thuẫn Moscow tuyệt đối. Nước đi này nằm trong chiến lược hình thành các liên minh để chống lại ảnh hưởng và trật tự thế giới cũ do Mỹ thiết lập hàng thập kỷ qua. Trong đó, chiến sự Nga- Ukraine có thể được coi là đại diện cho cuộc đối đầu giữa các thế lực mới nổi với các cường quốc già cỗi.

Nếu thắng, Nga và Trung Quốc sẽ có dịp phô trương sức mạnh trước phương Tây

Nếu thắng, Nga và Trung Quốc sẽ có dịp phô trương sức mạnh trước phương Tây

Nếu Nga giành chiến thắng, NATO không chỉ mất đi một vùng đệm quan trọng với Nga, mà nó còn cung cấp cho Trung Quốc cơ hội lấn át Mỹ và châu Âu trên bàn cờ quốc tế.

Tác động rõ nhất là ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu sẽ suy giảm nghiêm trọng trong mắt các nước đang ở trạng thái trung lập. Trước "túi tiền không đáy" của Bắc Kinh, hầu như các quốc gia nhỏ trên thế giới đều đã xích lại gần Trung Quốc.

Nếu Nga giành một chiến thắng mang tính biểu tượng tại Ukraine, chính quyền Bắc Kinh sẽ càng có cơ sở để thuyết phục phần còn lại của thế giới về phe mình. Chưa kể, thắng lợi của Nga sẽ là động lực để Bắc Kinh theo đuổi các hành vi cứng rắn hơn trong xử lý các vấn đề chủ quyền như Đài Loan.

Kịch bản 2: Ukraine thắng

Một kết quả không có lợi của Nga ở Ukraine, ví dụ như mất các vùng đang kiểm soát về tay Kiev, sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ khẳng định năng lực quân sự của phương Tây và sức mạnh đoàn kết của khối NATO.

Hướng đi này rõ ràng sẽ không có lợi cho Trung Quốc, đặc biệt khi quốc gia này lâu nay vẫn tuyên truyền mạnh mẽ về sự suy tàn của phương Tây và Mỹ trên nhiều lĩnh vực, ít nhất kể từ khủng hoảng 2008.

Nếu Ukraine giành chiến thắng, Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi lớn

Nếu Ukraine giành chiến thắng, Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi lớn

Chiến thắng của Ukraine được phương Tây ủng hộ sẽ đặt ông Tập Cận Bình vào một thế khó – như lời chuyên gia quốc tế Natasha Kuhrt của ĐH King's College London. Bởi một mặt Trung Quốc phải đánh giá lại sức mạnh của Nga trong liên minh chống phương Tây, mặt khác Bắc Kinh cũng sẽ rơi vào thế yếu trước những cáo buộc của Mỹ và châu Âu sau chiến tranh.

Thậm chí, một viễn cảnh u ám hơn, theo ông Marcin Kaczmarski, chuyên gia về An ninh của ĐH Glasgow, là thất bại của Nga tại Ukraine có thể mở đường cho một chính phủ mới của Nga có xu hướng thân phương Tây hơn. Và nếu vậy, tham vọng quốc tế của Bắc Kinh sẽ bị giáng một đòn mạnh.

Kịch bản 3: bế tắc kéo dài

Thực tế đang chứng minh chiến sự Nga- Ukraine có thể kéo dài trong tình trạng bế tắc như hiện nay. Dưới góc nhìn của các nhà quan sát, điều này rõ ràng có lợi cho Trung Quốc nhiều hơn.

Thứ nhất, Bắc Kinh sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ của Nga, đặc biệt là nguyên liệu thô. Nga đã bắt đầu lệ thuộc vào Trung Quốc từ năm 2014 - thời điểm Moscow hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây sau sự kiện Crimea.

Chiến tranh kéo dài dai dẳng cũng sẽ đem lại một số lợi ích cho Bắc Kinh

Chiến tranh kéo dài dai dẳng cũng sẽ đem lại một số lợi ích cho Bắc Kinh

Không chỉ phải bán dầu khí và các nguyên liệu với giá rẻ mạt cho Trung Quốc, thị trường nội địa Nga cũng sẽ trở thành "miếng bánh béo bở" cho các công ty tiêu dùng Trung Quốc. Nền sản xuất bào mòn của Nga rõ ràng không có lợi thế cạnh tranh với các gã khổng lồ hàng hóa giá rẻ của Bắc Kinh.

Đồng thời, một xung đột dai dẳng cũng tạo điều kiện để ông Tập Cận Bình theo đuổi vai trò người kiến tạo hòa bình, là cơ sở để Trung Quốc theo đuổi các dấu ấn ngoại giao khác trên nhiều khu vực trên thế giới.

>>"Nóng bỏng" cuộc tranh giành tài nguyên ở châu Phi

“Kế hoạch hòa bình” 12 điểm của Trung Quốc được công bố vào tháng 2 vừa qua thực chất là một sự tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh với chiến sự Nga- Ukraine. Nó mang nhiều tính tượng trưng rằng Trung Quốc ngày càng vận động tích cực hơn trong các vấn đề toàn cầu.

Tất cả đều nằm trong sáng kiến an ninh toàn cầu của ông Tập Cận Bình nhằm tìm cách mở rộng phạm vi ngoại giao của Trung Quốc, đồng thời đẩy lùi các ý tưởng của phương Tây về một trật tự quốc tế tự do, dựa trên Washington.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Sôi sục

    Chiến sự Nga - Ukraine: Sôi sục "tâm lý chiến"

    04:00, 09/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Nga sắp ồ ạt tung đòn không quân?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Nga sắp ồ ạt tung đòn không quân?

    04:00, 08/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Hé lộ" tham vọng lớn hơn của Nga

    04:00, 07/05/2023

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "tỉnh giấc mộng" sau cuộc họp Tổ chức Hợp tác Thượng Hải?

    03:30, 10/05/2023

  • Quan hệ EU - Trung Quốc lại gặp

    Quan hệ EU - Trung Quốc lại gặp "sóng gió"?

    15:38, 09/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO