Trung Quốc "tỉnh giấc mộng" sau cuộc họp Tổ chức Hợp tác Thượng Hải?

Diendandoanhnghiep.vn Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc phải nhìn nhận một thực tế rằng, duy trì và điều hành một liên minh đa phương, như SCO hiệu quả không phải là một chuyện đơn giản.

Lãnh đạo Trung Quốc đã đặt nhiều kỳ vọng vào SCO

Lãnh đạo Trung Quốc đã đặt nhiều kỳ vọng vào SCO

Trong những tháng vừa qua, Trung Quốc đang tiến bước mạnh mẽ trên lĩnh vực ngoại giao, với những thành tích đáng ghi nhận ở Trung Đông hay chiến sự Nga- Ukraine. Với cơ sở đó, Bắc Kinh đang “mơ” về một trật tự thế giới mới, nơi họ có tiếng nói lãnh đạo như Mỹ trong khối liên minh mà mình đang xây dựng.

>> "Lộ diện" chiến thuật tấn công tinh vi của Trung Quốc trên vũ trụ

Thế nhưng, sau cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mới đây, Trung Quốc dường như phải “tỉnh giấc” khi nhận ra rằng để duy trì một liên minh quốc tế hiệu quả như Hoa Kỳ đã làm không phải là một chuyện đơn giản.

Tại sự kiện bắt đầu từ ngày 4/5, ngoại trưởng của 7 quốc gia thành viên SCO đã tụ họp tại Ấn Độ để thảo luận về triển vọng hợp tác kinh tế và đặc biệt là an ninh thế giới. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, cuộc họp đã không đưa ra được một thông cáo chung có ý nghĩa, đến nỗi một nhà ngoại giao giấu tên Ấn Độ còn thừa nhận, cuộc họp “không có định hình”.

Thiếu một mục tiêu chung

Có thể thấy rằng, mỗi quốc gia tham gia SCO đều vì một mục đích riêng, thay vì hướng tới một mục đích chung bao trùm cho toàn khối.

Là một sáng kiến của Trung Quốc, SCO có trụ sở chính tại Bắc Kinh và do Tổng thư ký người Trung Quốc lãnh đạo. Thông qua các sự kiện trong khuôn khổ này, Trung Quốc và Nga mong muốn tập hợp được một “liên minh” đủ vững chắc để đối chọi lại các sáng kiến đa phương của Mỹ, trước hết là qua ảnh hưởng từ đầu tư kinh tế.

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau tại SCO 2023 tổ chức tại Goa (Ấn Độ)

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau tại SCO 2023 tổ chức tại Goa (Ấn Độ)

Đối với Trung Quốc và Nga, SCO có thể được coi là một “khối chống phương Tây và Mỹ”, theo ông Dhruva Jaishankar, Giám đốc điều hành của Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát Hoa Kỳ.

Thế nhưng, với các quốc gia nhỏ hơn như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan, đứng về Trung Quốc để chống Mỹ chắc chắn không phải là ưu tiên hàng đầu của họ. Mục tiêu của họ là tìm kiếm nhiều lợi ích hơn tư Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Suốt nhiều năm qua, các khoản đầu tư khổng lồ từ Bắc Kinh thông qua BRI đã lan rộng khắp Trung và Nam Á. Kể cả khi BRI bị chậm lại sau cuộc suy thoái kinh tế và Covid-19, nguồn lực của nó cũng đủ sức đánh bại các khoản đầu tư nhỏ giọt từ Washington hay Brussels. Điều hấp dẫn các quốc gia nhỏ hơn không chỉ nằm ở các khoản ngân sách hào phóng, mà còn là việc Trung Quốc không áp đặt các giá trị dân chủ, điều kiện lao động hay tiêu chuẩn cao như Mỹ hay phương Tây.

“Điều đó làm cho BRI trở nên hấp dẫn hơn đối với các chính phủ nghèo hơn và ít trách nhiệm hơn, khiến họ bị kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc”, Jaishankar nói.

Với những tiếng nói yếu ớt, hầu hết các thành viên SCO đều im lặng và tuân theo các lịch trình thảo luận do Trung Quốc chuẩn bị sẵn, kết thúc bằng các tuyên bố “thống nhất cao” và những bức ảnh chụp chung hạnh phúc, nguồn tin ngoại giao ở Ấn Độ nói với Foreign Policy.

Không dễ để Trung Quốc lôi kéo Ấn Độ rời khỏi Mỹ

Không dễ để Trung Quốc lôi kéo Ấn Độ rời khỏi Mỹ

Ấn Độ - gã khổng lồ "khó bảo"

Trong số các thành viên SCO, ngoài Nga hiện đang sát cánh với Trung Quốc, Ấn Độ có thể được coi là một đối tác không dễ thuyết phục của Bắc Kinh.

New Delhi đang nằm trong trọng tâm lôi kéo của Mỹ và Trung Quốc. Quốc gia này đã chọn một đường lối ngoại giao không liên kết khôn khéo nằm giữa Đông và Tây. Một mặt, chính quyền của ông Modi là một bên trong Đối thoại An ninh QUAD do Mỹ dẫn đầu nhằm bao vây Trung Quốc. Mặc khác, Ấn Độ cũng tham gia tích cực vào SCO và từ chối trừng phạt Nga theo yêu cầu của phương Tây.

Với một đối tác cứng rắn như vậy, Bắc Kinh khó có thể yêu cầu New Delhi tuân theo các chỉ dẫn của mình trong các vấn đề quốc tế.

Tại cuộc họp vừa qua, Foreign Policy tiết lộ Ấn Độ đã “làm dịu bớt” các ngôn từ chống phương Tây thái quá của Bắc Kinh và Moscow, đồng thời chỉ trích BRI vi phạm chủ quyền một số quốc gia. Thậm chí, Ấn Độ đã từ chối ký vào các thông cáo ca ngợi chương trình BRI do Trung Quốc chuẩn bị.

Ngoài ra, các nhà phân tích còn cho rằng Ấn Độ tham gia SCO còn để quản lý quan hệ căng thẳng với Pakistan – nước láng giềng đối thủ của New Delhi.

>> EU tìm cách lôi kéo các "đồng minh" của Trung Quốc

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng BRI đã khiến Pakistan trở thành một đối tác quan trọng của Bắc Kinh, và điều này khiến Ấn Độ e dè trước sự bành trướng ảnh hưởng ra hậu phương của Ấn Độ, nhất là khi Trung Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ với cường quốc Nam Á.

“Chúng tôi bị ép giữa hai nước láng giềng thù địch. Vai trò của chúng tôi là giữ cho họ thẳng thắn và thu hẹp, đồng thời đảm bảo rằng chúng tôi duy trì một diễn đàn mở để đối thoại với các quốc gia có thể dễ dàng bị coi là kẻ thù của Ấn Độ”, quan chức thứ hai của Ấn Độ nói với Foreign Policy, đề cập đến Trung Quốc và Pakistan. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc "tỉnh giấc mộng" sau cuộc họp Tổ chức Hợp tác Thượng Hải? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714768300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714768300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10