Thấy gì từ việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tái đắc cử?
Nhiều người tập trung theo dõi chiến sự Nga - Ukraine, trong khi sự kiện liên quan nhiều tới cuộc chiến này là cuộc bầu cử Tổng thổng tại Thổ Nhĩ Kỳ thì không quan tâm nhiều cho lắm.
>>Vụ Belgorod "đổ thêm lửa" vào chiến sự Nga - Ukraine
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia nằm nối giữa châu Á và châu Âu với 97% diện tích nằm ở châu Á và chỉ có 3% diện tích nằm ở châu Âu. Phần lãnh thổ thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ tách khỏi phần lãnh thổ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển Dardanelles.
Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa các vùng biển lớn, đóng vai trò như ngã ba cầu nối, trung tâm trung chuyển của các luồng giao thương hàng hóa, dịch vụ, du lịch của cả khu vực Ðông Âu, Nam Âu, Tây Á và kết nối qua Ðịa Trung Hải để gắn kết trực tiếp với các quốc gia Bắc Phi. Khí đốt, dầu mỏ, khoáng sản, lương thực của Nga từ biển Đen đi ra ngoài phải qua eo biển Bosphorus và eo Dardanelles. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là điểm xây dựng các nhà máy, trạm bơm… cực kỳ quan trọng cho dòng chảy năng lượng.
Chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa to lớn với Nga và cả Mỹ - EU. Việc ông Erdogan giành chiến thắng trước đối thủ đối thủ Kemal Kilicdaroglu thuộc Liên minh quốc gia và đảng Nhân dân Cộng hòa chắc chắn là điều Mỹ - EU không hài lòng vì ông Erdogan sẽ tiếp tục vận hành đường lối chính sách đi dây như hiện nay, không nghiêng hay thân với bên nào.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập EU thì cộng đồng phương Tây không đồng ý do Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng ủng hộ Nga. Còn Nga muốn mượn Thổ Nhĩ Kỳ để khơi thông dòng chảy kinh tế, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ - EU cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng kiểm soát khu vực Trung Đông.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Cam kết của G7 có ý nghĩa gì với Ukraine?
>>Chiến lược "con nhím" sẽ giúp NATO kiềm chế Nga?
>>Chiến sự Nga - Ukraine: "Sức nóng" từ Bakhmut đến Belgorod
Ngay cả với chiến sự Nga – Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ bán UAV hiện đại Bayraktar TB2 cho Ukraine chống Nga, nhưng vẫn để tàu chiến Nga đi qua hai eo biển chiến lược.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, nhưng lại mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, chứ không dùng Patriot của Mỹ, không nhất nhất nghe lệnh Mỹ như các thành viên NATO.
Các vấn đề liên quan đến Trung Đông phải có tiếng nói của Thổ Nhĩ Kỳ cho dù vấn nạn người tị nạn từ Syria, các vấn đề về chủng tộc tôn giáo còn ngổn ngang, các đối thủ chính trị chưa từ bỏ việc hạ bệ chính phủ hiện tại là các vấn đề mà chính phủ Tổng thống Erdogan phải đối mặt.
Tổng thống Erdogan tái đắc cử chứng tỏ thêm sức ảnh hưởng của Nga vẫn hiện hữu tại đây và với đường lối ngoại giao hiện tại, biển Đen sẽ vẫn hoà bình trong thời gian tới, không phải mọi thứ nơi đây đều phải theo ý và sự sắp đặt của Mỹ. Nhiều khả năng Tổng thống Erdogan sẽ tham gia BRICS (khối liên minh kinh tế bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi..) thoát ly sự phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ - EU.
Trên thực tế, sức ảnh hưởng của đồng USD chỉ yếu đi, chứ khó sụp đổ. Các nền kinh tế ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Phillipines… vẫn giữ nguyên giao dịch bằng USD. Châu Âu vẫn sử dụng song song đồng EUR và USD. Trung Đông giao dịch dầu mỏ chưa hoàn toàn bằng Nhân dân tệ hay đồng Rúp. Chỉ có điều trước khi bàn cờ chính trị thế giới ngã ngũ thì ngọn lửa chiến tranh lại đang bùng lên ở nhiều nơi.
Có thể bạn quan tâm
Rào cản của Trung Quốc trong nỗ lực hòa bình Nga - Ukraine
16:44, 29/05/2023
Vụ Belgorod "đổ thêm lửa" vào chiến sự Nga - Ukraine
04:00, 29/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Cam kết của G7 có ý nghĩa gì với Ukraine?
04:00, 28/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: "Sức nóng" từ Bakhmut đến Belgorod
04:30, 24/05/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Kế hoạch hoà bình của Trung Quốc có khả thi?
03:30, 24/05/2023