Rào cản Trung Quốc thúc đẩy hòa đàm Nga - Ukraine

CẨM ANH 30/05/2023 03:30

Mặc dù chuyến công du châu Âu của đặc phái viên Lý Huy chỉ là bước khởi đầu, tuy nhiên Trung Quốc có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình giữa Nga và Ukraine.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Kế hoạch hoà bình của Trung Quốc có khả thi?

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) trong cuộc gặp Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á - Âu Lý Huy tại Moskva, ngày 26-5-2023

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) trong cuộc gặp Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á - Âu Lý Huy tại Moscow, ngày 26/5/2023

Đặc phái viên của Trung Quốc Lý Huy đã kết thúc chuyến công du kéo dài gần hai tuần qua tại châu Âu với chặng dừng chân ở Moscow. Đây được coi là phép thử quan trọng đầu tiên đối với nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy chấm dứt chiến sự Nga- Ukraine.

Các quan chức trên khắp châu Âu đã nhấn mạnh nhu cầu về một nền hòa bình thực sự khi Nga rút quân khỏi Ukraine và lãnh thổ hợp pháp của Ukraine được khôi phục.

Theo các báo cáo từ Bắc Kinh, ông Lý Huy đã kêu gọi xây dựng “sự đồng thuận” đối với các cuộc đàm phán hòa bình và củng cố “kiến trúc an ninh” của châu Âu. Điều này ám chỉ quan điểm của Trung Quốc rằng châu Âu không nên tự bảo vệ mình thông qua các tổ chức như NATO.

“Vấn đề cơ bản là Trung Quốc không muốn Nga hay Tổng thống Putin ở trong tình thế thất bại… và một giải pháp yêu cầu Nga từ bỏ các vùng lãnh thổ chiếm được trong chiến sự Nga- Ukraine sẽ là một thất bại đối với Nga,” ông Steve Tsang, Viện trưởng Viện Trung Quốc SOAS tại Đại học London, cho biết.

Ông Steve Tsang nói thêm: “Điều đó sẽ không có trong các điều khoản đàm phán Nga- Ukraine do Trung Quốc thúc đẩy. Trên thực tế, bản đề xuất hòa bình 12 điểm hoà bình của Trung Quốc không kêu gọi Nga rút quân để chấm dứt chiến sự, thay vào đó ủng hộ một lệnh ngừng bắn, một điểm mà các nhà phê bình phương Tây cho rằng tương đương với việc cho phép Nga củng cố các lợi ích lãnh thổ bất hợp pháp của mình".

>>Vụ Belgorod "đổ thêm lửa" vào chiến sự Nga - Ukraine

Dmytro Kuleba và Li Hui trong cuộc hội đàm của họ ở Kiev vào ngày 17 tháng 5. Nguồn: Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Ukraine / Ảnh AP

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và ông Lý Huy trong cuộc hội đàm ở Kiev ngày 17/5. Nguồn: AP

Những lời chỉ trích về lập trường của Trung Quốc về cách thức chấm dứt xung đột và mối quan hệ thân thiết của nước này với Nga đã được thể hiện một cách kín đáo trong các bản tóm rắt nội dung cuộc gặp giữa một số quan chức châu Âu với với ông Lý Huy.

Cụ thể, CNN đã trích dẫn trao đổi giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Wojciech Gerwel với ông Lý Huy: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cân bằng vị thế của Nga đều không thể chấp nhận được".

Phó Tổng thư ký EU phụ trách các vấn đề chính trị Enrique Mora, cũng cho biết trong cuộc gặp với đặc phái viên Trung Quốc: “Bất kỳ cách thức có ý nghĩa nào để chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine phải hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Ông Frédéric Mondoloni, phụ trách các vấn đề Chính trị và An ninh của Bộ Ngoại giao Pháp, nói với ông Lý rằng "Pháp hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc có thể đóng một vai trò tích cực trong một nền “hòa bình công bằng và lâu dài”, đặc biệt là về “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine; đồng thời nhấn mạnh rằng Moscow cần chịu trách nhiệm về việc khơi mào và tiếp tục chiến tranh.

Khi được hỏi về chuyến công du của ông Lý Huy, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết những nỗ lực của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán hòa bình Nga- Ukraine đã “nhận được sự hiểu biết và ủng hộ rộng rãi trong cộng đồng quốc tế.”

Mặc dù Trung Quốc có thể có những hạn chế khi thay đổi quan điểm về các điều kiện hòa bình, nhưng các nhà quan sát cho rằng có những lĩnh vực mà châu Âu sẽ hoan nghênh việc tăng cường trao đổi thông tin - bao gồm an ninh lương thực, cứu trợ nhân đạo và chống lại các mối đe dọa hạt nhân.

Trong khi đó, một số ý kiến nhận định, vẫn còn hy vọng rằng Trung Quốc có thể sử dụng mối quan hệ với Điện Kremlin để thúc đẩy Tổng thống Putin hướng tới hòa bình - một quan điểm gần đây nhất đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước.

“Chuyến thăm của ông Lý Huy có giá trị đối với người châu Âu vì thông qua ông Lý, họ sẽ gửi thông điệp trực tiếp tới giới lãnh đạo ở Bắc Kinh – và có khả năng là tới Moscow”, ông Moritz Rudolf, một học giả nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai của Trường Luật Yale Mỹ, đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ Belgorod

    Vụ Belgorod "đổ thêm lửa" vào chiến sự Nga - Ukraine

    04:00, 29/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Cam kết của G7 có ý nghĩa gì với Ukraine?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Cam kết của G7 có ý nghĩa gì với Ukraine?

    04:00, 28/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Sức nóng" từ Bakhmut đến Belgorod

    04:30, 24/05/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Kế hoạch hoà bình của Trung Quốc có khả thi?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Kế hoạch hoà bình của Trung Quốc có khả thi?

    03:30, 24/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Máy bay F-16 sẽ giúp Ukraine lật ngược

    Chiến sự Nga - Ukraine: Máy bay F-16 sẽ giúp Ukraine lật ngược "thế cờ"?

    03:30, 23/05/2023

CẨM ANH