Chiến sự Nga - Ukraine: "Mở đường" chạy đua vũ trang

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 31/05/2023 04:30

Sự đổ vỡ hàng loạt các Hiệp ước không phổ biến vũ khí mở đường chạy đua vũ trang. Trên thực tế, Nga và Mỹ đã tăng cường sản xuất vũ khí gấp nhiều lần.

Nhà máy của Lokhed Martin tăng gấp đôi công suất sản xuất tên lửa chống tăng (Ảnh: AP)

Nhà máy của Lokhed Martin tăng gấp đôi công suất sản xuất tên lửa chống tăng (Ảnh: AP)

>>Chiến sự Nga - Ukraine: NATO thật sự cần Ukraine?

Ngày 29/5, Tổng thống Nga, Putin ký thông qua luật rút Nga khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường với châu Âu (CFE). Đây là một động thái mà Điện Kemlin lý giải: “đây là cơ chế đã mất hiệu lực từ lâu, không phải do lỗi của Nga”. Hiệp ước CFE ra đời năm 1990 giữa 16 thành viên NATO khi đó và 6 thành viên của khối quân sự Warsaw.

Ở thời điểm Liên Xô bên vờ vực sụp đổ, NATO ráo riết hoạt động ở châu Âu, hai Liên minh quân sự đối lập không ngừng chạy đua vũ trang, có nguy cơ biến lục địa này thành nơi tích trữ vũ khí mật độ dày đặc, nghi ngại về cuộc tấn công chớp nhoáng không thể kiểm soát.

Do vậy, CFE ra đời nhằm hạn chế số lượng vũ khí thông thường như: xe tăng, xe chiến đấu bọc thép, pháo, máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công. CFE từng là cơ chế hữu hiệu để kiểm soát xung đột vũ trang.

Trước đó, ngày 28/2, Tổng thống Putin cũng đã ký lệnh đình chỉ Hiệp ước hạt nhân với Mỹ (New START) vì lý do Washington không lắng nghe lập trường của Moscow. Ngoại trưởng Nga Sergey Ryabkov nói: “Nga không có lựa chọn nào khác vì một cuộc chiến tổng lực đã xảy ra để chống lại chúng tôi”.

Cấu trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu đã có nguy cơ tan rã, bởi New START là rào chắn cuối cùng để đảm bảo kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của hai nước được đặt trong một cơ chế kiểm soát hiệu quả.

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra một thời gian ngắn đã có 2 Hiệp ước quan trọng về tiết chế vũ trang thông thường và vũ khí hạt nhân bị phá bỏ. Đây là tiền lệ chưa từng thấy trong lịch sử.

Phía Nga có lý do của họ, vì rằng giờ đây NATO và Mỹ đã can dự rất sâu tại chiến trường Ukraine. Mỹ, Đức, Anh và hàng loạt quốc gia khác đã công khai cung cấp rất nhiều vũ khí từ thông dụng đến hiện đại giúp quân đội Kiev có thể chiến đấu sau 15 tháng.

Không dừng lại ở đó, phương Tây đang “thay máu” toàn diện quân đội Ukraine, biến một đội quân lạc hậu nhất châu Âu trở nên thiện chiến; thông qua tài trợ huấn luyện, cung cấp chiến thuật chiến tranh mới. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, quân đôị Ukraine sẽ tích hợp và có khả năng hiệp đồng tác chiến với lực lượng NATO.

Một vụ thử tên lửa đạn đạo

Một vụ thử tên lửa đạn đạo

>>Cơ hội nào cho Ukraine gia nhập NATO?

Khi mâu thuẫn Mỹ - Nga trở nên sâu sắc, phát triển không ngừng trong bối cảnh tồn tại một cuộc chiến tranh không khoan nhượng mang bản chất ủy nhiệm - sự đổ vỡ các Hiệp ước giải trừ vũ khí, quân bị chính là mở đường chạy đua vũ trang.

Thực tế, chạy đua vũ trang đã công khai diễn ra, Nga tăng cường tiềm lực công nghiệp quốc phòng gấp nhiều lần so với trước mốc thời gian 24/2/2022 nhằm đáp ứng nhu cầu vô hạn cho chiến trường Ukraine. Vũ khí hạt nhân đã chuyển đến Belarus, Tổng thống Putin đã ra lệnh “sẵn sàng chiến đấu”.

Lầu Năm Góc đã bắt tay vào đợt gia tăng sản xuất đạn dược lớn nhất trong nhiều thập kỷ và đặt các cơ sở công nghiệp quốc phòng Mỹ vào tư thế “sẵn sàng chiến tranh”, dù tâm chiến cách nước Mỹ hàng nghìn dặm!

Lục quân Mỹ sản xuất đạn pháp gấp 5 lần bình thường, các tập đoàn sản xuất vũ khí khổng lồ như Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics đều mở rông quy mô, xuất xưởng nhiều nhất có thể.

Khối lượng vũ khí khổng lồ được tạo ra trong thời gian ngắn, và chúng sẽ có đầy đủ lý do để được khai hỏa triệt để ở Ukraine. Đó là nhu cầu bức thiết của giới tư bản lái súng phương Tây cho dù hậu quả có thể dẫn đến diệt vong loài người!

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật

    Chiến sự Nga - Ukraine: Nga bất ngờ thay đổi chiến thuật

    14:21, 30/05/2023

  • Vụ Belgorod

    Vụ Belgorod "đổ thêm lửa" vào chiến sự Nga - Ukraine

    04:00, 29/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Cam kết của G7 có ý nghĩa gì với Ukraine?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Cam kết của G7 có ý nghĩa gì với Ukraine?

    04:00, 28/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Sức nóng" từ Bakhmut đến Belgorod

    04:30, 24/05/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ