Đổ vỡ mật ước Nga - Ukraine phút chót

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/06/2023 05:00

Nếu dự thảo mật ước Nga - Ukraine vào tháng 3/2022 được một số cường quốc ủng hộ thì cục diện địa chính trị châu Âu đã rẽ theo hướng khác!

Tổng thống Putin đưa ra tài liệu đàm phán với Ukraine trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 17/6

Tổng thống Putin đưa ra tài liệu đàm phán với Ukraine trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 17/6 (Ảnh: Sputnik)

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Chỉ duy nhất một lối thoát!

Trong vòng 1 tháng sau khi Nga phát động “chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine, các vòng đàm phán đã được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Một bản cam kết rất chi tiết về tương lai quân sự, chính trị, ngoại giao cho Kiev đã được vạch ra.

Tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 17/6, Tổng thống Nga, Putin đã tiết lộ về dự thảo cam kết nói trên. Trong đó, nguyên tắc căn bản là Ukraine phải hiến định giữ trạng thái trung lập vĩnh viễn. Cùng với đó là Mỹ, Anh, Trung Quốc và Pháp đóng vai trò “bảo lãnh”.

Theo đó, Ukraine chỉ được duy trì quân số ở mức 85.000 người và số lượng thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine ở mức 15.000 người; trong khi Kiev đề xuất lực lượng vũ trang của họ có tới 250.000 quân.

Về trang bị quốc phòng, Nga muốn Ukraine giới hạn ở 342 xe tăng, 1.029 xe bọc thép, 96 bệ phóng tên lửa, 50 máy bay chiến đấu và 52 máy bay phụ trợ. Trong khi đó, Kiev muốn có 800 xe tăng, 2.400 xe bọc thép, 600 bệ phóng tên lửa đa năng, 74 máy bay chiến đấu và 86 máy bay phụ trợ.

Tuy nhiên, tất cả đã đổ vỡ vào phút chót! Các đề xuất định lượng sức mạnh quân sự Ukraine không được chấp thuận. Từ đó đến nay không có cuộc tiếp xúc nào được ghi nhận, đẩy chiến sự Nga- Ukraine vào tình thế không có lối thoát.

Động thái của ông Putin ít nhiều cho thấy Moscow muốn “giải thích” với cộng đồng quốc tế về chiến sự Nga- Ukraine, rằng: đó là một trong những lý do chính đáng để họ phát động cuộc chiến tranh từ ngày 24/2/2022.

Sở dĩ Điện Kremlin muốn nắm rõ lực lượng quân đội Ukraine là vì, trong quan điểm của giới lãnh đạo cấp cao xứ bạch dương, lực lượng vũ trang Kiev là mối đe dọa thường trực, dễ dàng liên thông với phương Tây, NATO bất cứ lúc nào nhằm đe dọa an ninh nước Nga.

Đặc biệt từ khi ông Zelensky được bầu làm Tổng thống Ukraine vào năm 2019, chính sách đối ngoại Ukraine tỏ ra mạch lạc hơn. Quốc gia này không ngần ngại bày tỏ quan điểm “hướng Tây”, khiến nỗi sợ an ninh vô hình và tham vọng “thu hồi lãnh thổ” của ông Putin ngày càng mãnh liệt.

Do vậy, không ít lần Tổng thống Putin và các tướng lĩnh Nga sử dụng khái niệm “phi phát xít hóa”, “phi vũ trang hóa” Ukraine. Suy đến cùng hiện trạng quan hệ Nga - Ukraine, Nga - châu Âu và Nga - Mỹ lúc này là kết quả tất yếu của hàng loạt mâu thuẫn chồng chất về tư tưởng, quan điểm, chính sách vĩ mô.

Các cuộc đàm phán Nga - Ukraine diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 3 và 4/2022

Các cuộc đàm phán Nga - Ukraine diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 3 và 4/2022

>>Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!

Kênh CNN dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin, Peskov cho biết, Nga ủng hộ đối thoại với Pháp và Đức. Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng tiếp xúc Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Đây là tín hiệu đáng chú ý nhất từ Moscow nhiều tháng qua, có thể mở ra con đường giải quyết chiến sự Nga- Ukraine bằng ngoại giao. Đối chiếu với diễn biến trên chiến trường, dấu hiệu này là tất yếu.

Chiến sự Nga - Ukraine vẫn “đóng đinh” quan điểm, khó xác định bên chiến thắng cuối cùng; xuất phát điểm ban đầu chênh lệch về sức mạnh quân sự, nhưng Nga bắt đầu gặp phải nhiều vấn đề về kinh tế, ngoại giao; tinh thần chiến đấu của binh sĩ, nhiều “vấn đề” sẽ còn bộc lộ.

Trong khi quân đội Ukraine được nâng cấp toàn diện dưới sự giúp đỡ của Mỹ, NATO và hầu hết châu Âu. Chỉ cần đạt được bước tiến nhỏ trên chiến trường sẽ kích thích tinh thần ái quốc mạnh mẽ của người Ukraine.

Có cơ sở khi cho rằng, dự thảo mật ước Nga - Ukraine vào tháng 3/2022 không nhận được sự tán đồng của Washington. Nói cách khác, người Mỹ muốn cuộc chiến này xảy ra và chưa muốn kết thúc!

Có thể bạn quan tâm

  • Đàm phán bế tắc, Nga- Ukraine có toan tính riêng

    Đàm phán bế tắc, Nga- Ukraine có toan tính riêng

    04:00, 21/11/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Mỹ thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga

    Chiến sự Nga- Ukraine: Mỹ thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga

    04:00, 08/11/2022

  • "Hết cửa" đàm phán Nga - Ukraine?

    04:00, 06/10/2022

  • Đàm phán

    Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!

    04:30, 16/09/2022

  • Bế tắc đàm phán, chiến sự Nga- Ukraine sẽ ác liệt hơn

    Bế tắc đàm phán, chiến sự Nga- Ukraine sẽ ác liệt hơn

    04:00, 27/08/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ