Vì sao Mỹ hờ hững với kế hoạch hòa bình Nga - Ukraine?
Châu Âu đã và đang tích cực vận động hành lang xây dựng tiến trình đàm phán kết thúc chiến sự Nga- Ukraine. Tuy vậy, phía Mỹ chưa bao giờ bày tỏ rõ quan điểm như vậy.
>>Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
Sau 17 tháng chiến tranh xảy ra ở khu vực Đông Âu, có ít nhất 3 đề xuất thúc đẩy đàm phán hòa bình cho Nga và Ukraine, có thể kể đến như kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc, bản thảo 10 điều của Tổng thống Zelensky và gợi ý của các nhà lãnh đạo châu Phi.
Trong đó, châu Âu tỏ ra sốt sắng ở cả hai phương diện, tăng tốc viện trợ Ukraine và tích cực vận động hành lang xây dựng tiến trình đàm phán kết thúc chiến sự Nga- Ukraine. Tuy vậy, phía Mỹ chưa bao giờ bày tỏ quan điểm! Washington đang tính toán gì?
Thứ nhất, việc Nhà trắng im lặng hoàn toàn trước những kế hoạch đàm phán Nga- Ukraine đã ngầm khẳng định tầm quan trọng của họ. Tổng thống Joe Biden không muốn chia sẻ nhiệm vụ mang tính toàn cầu này với bất cứ quốc gia hay nhóm quốc gia nào không cùng hệ thống.
Vì chiến sự Nga - Ukraine là cơ hội để người Mỹ tái khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới - có dấu hiệu hao mòn sau nhiều thập kỷ trật tự toàn cầu có xu hướng đa cực hóa. Nói rõ hơn, người cầm trịch phân chia cục diện phương Tây thời kỳ hậu chiến tranh Ukraine là người có quyền quyết định khoảng 2/3 sức mạnh toàn cầu.
Mỹ là một bên “chủ chiến” quan trọng, những gì xảy ra ở Đông Âu đã được hoạch định kỹ lưỡng. Dĩ nhiên, đích đến sau cùng vẫn là lợi ích kinh tế, chính trị. Do vậy, không dễ dàng để người Mỹ “cho phép” một cường quốc khác đóng vai trò lớn hơn họ trong việc dàn xếp hòa bình ở Ukraine.
Riêng nhiệm vụ này đã phản chiếu rõ rệt mâu thuẫn Đông - Tây, đại diện bởi Trung Quốc và Mỹ. Có thể thấy rằng nếu phe đối lập càng thúc đẩy đàm phán, Mỹ và đồng minh càng tăng tốc cung cấp vũ khí và tiền bạc để Ukraine đẩy mạnh phản công ở miền Đông Ukraine.
>>Nga mất dần “sân sau” vì chiến sự Ukraine
Thứ hai, Mỹ đã có tính toán riêng, một phần kế hoạch được tiết lộ sau khi tài liệu mật về chiến sự Nga - Ukraine của chính phủ Mỹ bị rò rỉ hồi đầu năm nay. Trong đó có kết luận quan trọng “chiến sự Nga - Ukraine chưa thể kết thúc và hé lộ cuộc phản công mạnh mẽ của Kiev được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn tối đa”.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp nhau ở Đan Mạch, thảo luận về khả năng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh hòa bình do Ukraine vào cuối năm nay. Bàn nghị sự quan trọng này nhiều khả năng vắng bóng Nga và Trung Quốc.
Ngày 30/6, nhiều tờ báo lớn ở Mỹ loan tin, Giám đốc CIA ông William Burns bí mật đến Kiev hồi tháng 6. Theo tờ The Washington Post, các nhà hoạch định quân sự Ukraine đã tiết lộ với ông Burns về kế hoạch để giành thế thượng phong trong các cuộc đàm phán với Nga trong tương lai.
Cụ thể, ông Zelensky và các trợ lý đã bắt đầu nghĩ về cách để chấm dứt giao tranh “theo các điều kiện được Nga và người dân Ukraine chấp nhận”. Họ tỏ ra lạc quan về việc chiếm lại các vùng lãnh thổ đáng kể vào mùa thu này, và trong một kịch bản lý tưởng, Kiev có thể triển khai quân nhân cùng các hệ thống pháo và tên lửa đến gần bán đảo Crimea.
Như vậy, Mỹ và Ukraine dốc toàn lực cho phương án giải phóng toàn bộ vùng lãnh thổ phía Đông, gây áp lực lên bán đảo Crimea, buộc Moscow ngồi vào bàn đàn phán. Lộ trình này một lần nữa tuân theo quy luật “hòa bình trên họng súng”.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev hưởng lợi gì từ vụ đảo chính của Wagner?
04:30, 26/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine đã làm thay đổi NATO như thế nào?
03:30, 26/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Những lỗ hổng “chết người” của châu Âu
04:30, 23/06/2023
Tổng thống Mỹ dự báo "đáng sợ" về chiến sự Nga - Ukraine
04:30, 21/06/2023