Chiến sự Nga - Ukraine: Những lỗ hổng “chết người” của châu Âu

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà lãnh đạo châu Âu hoàn toàn biết trước tương lai đầy mạo hiểm nếu không thể giải quyết dứt điểm chiến sự Nga - Ukraine.

Tổng thống Zelensky thừa nhận cuộc phản công không suôn sẻ

Tổng thống Ukraine Zelensky thừa nhận cuộc phản công không suôn sẻ

>> Tổng thống Mỹ dự báo "đáng sợ" về chiến sự Nga - Ukraine

Vẫn chưa rõ liệu Ukraine có giành chiến thắng trong cuộc chiến này hay không, nhưng Nga đang trên đà chịu nhiều tổn thất, vị thế quốc tế của họ sa sút nghiêm trọng kéo theo sự thay đổi cấu trúc quyền lực trong mạng lưới các cường quốc.

Mỹ trở nên đáng tin cậy hơn, dẫn dắt xu hướng bảo vệ hòa bình, dân chủ. Trung Quốc nổi lên có khả năng lãnh đạo một cực. Châu Âu làm rất tốt so với dự báo ban đầu. Nhưng châu lục này có nguy cơ cao nhất trở thành bên thất bại chung với Nga!

Nguyên nhân do một nước Nga hung hăng thái quá, EU có thể vượt qua hậu quả từ cuộc chiến này, nhưng có thể bị thách thức nghiêm trọng trong cuộc chiến tiếp theo.

Đó là cuộc chiến khi nước Nga không còn là một khối thống nhất, giới lãnh đạo tại Điện Kremlin cần duy trì xung đột để chuyển hóa mâu thuẫn bên trong nội bộ đất nước theo cách làm cho người dân Nga tin rằng, thế lực thù địch đến từ bên ngoài.

Suy đến cùng, Ukraine chưa phải là đồng minh chính thức của bất cứ tổ chức nào ở phương Tây, nghĩa là không có sự ràng buộc nào để phương Tây phải bảo vệ Kiev trong mọi trường hợp, mọi không gian và thời gian. Washington hoàn toàn có thể coi cuộc chiến này là việc riêng của châu Âu.

Không có gì đảm bảo rằng Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine trong tương lai - từ năm 2024. Trung Quốc để ngỏ khả năng dùng vũ lực thu hồi Đài Loan. Đến lúc đó Nhà trắng có ít nguồn lực hơn cho “lục địa già”. Do đó, châu Âu có thể tự mình lo liệu.

Cho đến nay, châu Âu vẫn chưa có thiết chế an ninh nào xứng tầm ngoài việc các quốc gia nỗ lực riêng lẻ để được kết nạp vào NATO. Nói cách khác, EU vẫn thiếu khả năng phòng thủ mạnh mẽ và cách tiếp cận chung về an ninh. Chừng nào còn như vậy, khối này sẽ vẫn là một “cường quốc hỗn hợp”.

Các công ty quốc phòng tại châu Âu đã phải chờ hơn một năm chỉ để có được các hợp đồng bổ sung cho kho đạn dược đang cạn kiệt một cách đáng bao động. Họ thậm chí còn chưa bắt đầu sản xuất các hệ thống vũ khí mới.

An ninh Châu âu phụ thuộc rất nhiều vào NATO

An ninh Châu âu phụ thuộc rất nhiều vào NATO

Dĩ nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu hoàn toàn biết trước tương lai đầy mạo hiểm nếu không thể giải quyết dứt điểm chiến sự Nga - Ukraine. Vào ngày 20/6, Uỷ ban châu Âu đề nghị gói viện trờ bằng tiền mặt lên tới 54 tỷ USD cho Ukraine.

Nguồn tiền được huy động từ các nước thành viên EU, được cho là nhằm tài trợ các chi tiêu hiện tại của Chính phủ Ukraine như chi trả lương và một số dịch vụ công cộng với các chi phí liên quan đến xây dựng lại cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Lần đầu tiên EU muốn nâng cấp thể chế của Tổng thống Zelensky, minh bạch hóa chi tiêu, chống tham nhũng, cải thiện hệ thống pháp quyền. Các nhà lãnh đạo EU sẽ xem xét quyết định có mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraine vào cuối năm nay hay không.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine: Những lỗ hổng “chết người” của châu Âu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714399120 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714399120 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10