Chiến sự Nga- Ukraine: 3 lựa chọn đối với Kiev
Việc định hướng cho tương lai của Ukraine đã và đang được nhiều chuyên gia mổ xẻ, khi Hội nghị thượng định của NATO sắp diễn ra.
>> Hai "ngã rẽ" cho Kiev hậu chiến sự Nga - Ukraine
Ông David E. Sanger, phóng viên an ninh quốc gia của tờ New York Times nhận định, nếu những thất bại trên chiến trường của Nga đạt đến mức mà Tổng thống Putin yêu cầu hòa bình và đưa ra những nhượng bộ đáng kể, chẳng hạn như quay trở lại tình trạng trước chiến sự Nga- Ukraine vào năm 2022, hoặc những nhượng bộ gần như không thể tưởng tượng được, chẳng hạn như quay lại thời điểm trước năm 2014, thì đây sẽ là một chiến thắng cho Ukraine.
"Nhưng chiến thắng đó sẽ không giải quyết được các vấn đề an ninh của Ukraine trong dài hạn", ông Sanger nói thêm. Trong khi đó, một lệnh ngừng bắn khiến Nga nắm giữ phần lớn lãnh thổ Ukraine hiện nay sẽ còn mong manh hơn, điều này giống như một khoảng thời gian chờ đợi hơn là một bước chuyển tiếp sang hòa bình, và các bước cần thiết để ngăn chặn chiến sự tái diễn sẽ rất khó khăn.
Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng có 3 lựa chọn có thể ngăn chặn Nga mở một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine trong tương lai là trao tư cách thành viên NATO cho Ukraine, hoặc hỗ trợ Ukraine thực hiện "chiến lược con nhím", hay còn được gọi là lựa chọn của Israel, hoặc là thành lập Hội đồng NATO- Ukraine. Tuy nhiên, mỗi sự lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm.
>>NATO sẽ hỗ trợ Ukraine thực hiện "chiến lược con nhím"?
Đối với giới lãnh đạo Ukraine, cách đảm bảo an ninh tối ưu sau xung đột rất đơn giản là quốc gia này được trở thành thành viên NATO càng sớm càng tốt. Bởi Tổng thống Putin rõ ràng đã vạch ra ranh giới giữa những quốc gia thuộc Liên Xô cũ hiện được hưởng tư cách thành viên chính thức của NATO và những quốc gia không là thành viên của NATO. Trên thực tế, ông Putin cũng đã tránh xâm phạm chủ quyền của các quốc gia vùng Baltic và các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ trong NATO, trong khi đó lại tiến hành cuộc chiến tại Ukraine và Moldova.
Hơn nữa, liên minh quân sự mà Ukraine muốn tham gia sẽ mạnh hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ. Thứ nhất, chiến sự Nga- Ukraine đã thúc đẩy các nước thành viên NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng. Thứ hai, việc bổ sung Phần Lan, và rất có thể sắp tới là Thụy Điển mang lại cho NATO nhiều sức mạnh hơn trong việc ngăn cản các nguy cơ xung đột tiềm ẩn trong tương lai.
Mặc dù vậy, không có sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên NATO về việc kết nạp Ukraine. Hơn nữa, nếu NATO xem xét kết nạp Ukraine trước khi chiến sự Nga- Ukraine kết thúc, thì phải hủy bỏ quy định về việc từ chối tư cách thành viên của các quốc gia đang có xung đột quân sự. Tuy nhiên, điều này khó xảy ra trong thời gian trước mắt. Bởi các thành viên NATO sẽ không muốn đối đầu trực tiếp với Nga đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.
Việc NATO giúp Ukraine thực hiện "chiến lược con nhím" cũng là một khả năng mà các nước thành viên NATO tính tới. Tuy nhiên không ít chuyên gia lo ngại nếu NATO giúp Ukraine phát triển mạnh quân sự, đủ sức đối phó với các thế lực bên ngoài, thì liệu quốc gia này có còn nghe theo NATO nữa hay không? Đây có thể cũng là điều mà Mỹ và phương Tây đang cân nhắc.
Thay vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng NATO có thể sẽ có một hành động quan trọng khác mang tính biểu tượng như thành lập Hội đồng NATO - Ukraine, nghĩa là về các vấn đề quan trọng, Ukraine sẽ có thể thảo luận bình đẳng với 31 quốc gia thành viên NATO. Nga đã từng giữ vị trí này cho đến khi sáp nhập Crimea. Do đó, việc trao cho Ukraine cơ hội này có thể sẽ là một thông điệp rõ ràng tới Tổng thống Putin.
Có thể bạn quan tâm
NATO sẽ hỗ trợ Ukraine thực hiện "chiến lược con nhím"?
12:00, 10/07/2023
NATO sẽ giải “bài toán” Ukraine như thế nào?
04:30, 09/07/2023
Điều gì sẽ diễn ra tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới?
03:30, 06/07/2023
NATO sẽ tham chiến tại Ukraine trong năm 2023?
04:30, 05/07/2023
Chiến sự Nga - Ukraine đã làm thay đổi NATO như thế nào?
03:30, 26/06/2023