Mỹ có nguy cơ bị kéo trở lại xung đột Trung Đông

TRƯỜNG ĐẶNG 28/10/2023 03:30

Sau một thập kỷ giảm dần sự hiện diện quân sự ở Trung Đông, đánh dấu bằng màn rút quân gây chú ý tại Afghanistan, Mỹ lại bị lôi kéo trở lại với xung đột Israel – Hamas mới đây.

Mỹ liệu có phải can dự vào Trung Đông một lần nữa vì Israel?

Mỹ liệu có phải can dự vào Trung Đông một lần nữa vì Israel?

Để hỗ trợ Israel, Mỹ bắt đầu với màn phô trương sức mạnh khổng lồ. Trong vài ngày qua, hai phi đội máy bay chiến đấu, hai nhóm tàu sân bay tấn công, nhiều hệ thống phòng không và nhiều viện trợ của Mỹ dành cho Israel. Nhiều đơn vị khác của quân đội Hoa Kỳ cũng đã được yêu cầu chuẩn bị triển khai.

>>Ai Cập- "nhân tố mới" trong giải quyết xung đột Israel - Hamas

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mục tiêu lớn nhất của Mỹ chỉ là răn đe đối phương, ngăn chặn các ý đồ tấn công vào Israel và các lợi ích của Mỹ. Nhưng nếu việc răn đe thất bại, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh Trung Đông nữa hay không?

Nguy cơ này không phải là không có khi đã có các cuộc tấn công nhắm vào lính Mỹ cho tới tấn công tàu bè ở Vịnh Ba Tư và hệ thống phòng không của Israel. Các cuộc tấn công vào lợi ích của Mỹ ngày càng gia tăng ngay cả khi cuộc tấn công Gaza của Israel đã bị trì hoãn.

Lầu Năm Góc cho biết từ ngày 17 đến ngày 24/10 đã có 13 cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ và liên minh ở Iraq và Syria bằng máy bay không người lái và tên lửa. Phía Mỹ cho rằng chúng đến từ các “lực lượng ủy quyền của Iran”.

Mỹ đã cảnh báo điều này một cách gay gắt. Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố trước Liên Hợp Quốc hôm 24/10: “Nếu Iran hoặc các lực lượng ủy nhiệm của họ tấn công nhân viên chúng tôi ở bất cứ đâu, chúng tôi sẽ bảo vệ người dân của mình, chúng tôi sẽ bảo vệ an ninh của mình một cách nhanh chóng và dứt khoát”.

Các chuyên gia nhận định, khác với quá khứ, Hoa Kỳ dường như đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột ở Trung Đông một cách bị động. Bởi vậy, hiện nay Mỹ đang cố gắng ứng phó với các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

Trước hết, Mỹ vẫn duy trì một số lượng quân lính ở Đông Bắc và Đông Nam Syria - quốc gia có sự hiện diện của nhiều thế lực, từ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad cho tới các lực lượng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Hezbollah… Chưa kể, Mỹ cũng có sự hiện diện quân sự ở Iraq, nơi có vô số lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn được trang bị vũ khí tốt và thiện chiến hoạt động phần lớn độc lập với chính phủ ở Baghdad.

Khi xung đột Israel- Hamas leo thang, khó có thể giữ cho các lực lượng của Mỹ không bị dính dáng. Và nếu một sự việc nghiêm trọng xảy ra, Mỹ không có cách nào khác phải sử dụng vũ lực mạnh hơn để giữ gìn uy tín của mình, hoặc ít nhất là để bảo vệ những lực lượng đóng tại đây.

>>"Hé lộ" quan điểm của Mỹ về xung đột Israel - Hamas

Thứ hai là vai trò của Iran. Sau nhiều thập kỷ “sống sót” sau các biện pháp trừng phạt hà khắc của Mỹ. Iran cũng đã bắt đầu gây dựng được vị thế của mình. Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã có được kinh nghiệm chiến đấu quý giá ở Syria và Iraq, đồng thời mở rộng ảnh hưởng qua việc cung cấp đào tạo và vũ khí cho người Houthis ở Yemen, chế độ Syria, Hezbollah, Hamas và Thánh chiến Hồi giáo.

Mỹ đang tiến thoái lưỡng nan trong xử lý vấn đề Israel - Hamas

Mỹ đang tiến thoái lưỡng nan trong xử lý vấn đề Israel - Hamas

Trong các chuyến thăm Beirut, Damascus, Baghdad và Doha gần đây, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian liên tục cảnh báo nếu Israel tiếp tục tấn công vào Gaza thì không thể loại trừ khả năng mở ra các mặt trận mới. Một quyền lực mới nổi có thể khiến Washington đứng ngồi không yên khi Iran đang liên kết chặt chẽ với Trung Quốc và Nga để tạo thành thế 3 chân vững chắc ở khu vực.

Hình ảnh ngày càng sụt giảm của Mỹ tại khu vực cũng là điều khiến Washington phải lăn tăn. Ngay khi cuộc chiến ở Gaza bùng phát, Trung Đông lại sục sôi tâm lý giận dữ với người Do Thái. Nhiều cuộc biểu tình ở Jordan, Lebanon, Libya, Yemen, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Ai Cập và các nơi khác đã bùng lên chống lại Israel. Với việc là đồng minh thân cận của Israel, tâm lý chống lại Hoa Kỳ cũng không nhỏ.

Gần đây nhất, Vua Abdullah của Jordan – một người bạn của Washington, đã hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh đã lên lịch với Tổng thống Biden ở Amman sau vụ nổ chết người tại Bệnh viện Baptist Al-Ahli ở Gaza. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas, cũng thể hiện thái độ không hài lòng với cách tiếp cận của Mỹ.

Với thực trạng đó, Mỹ dường như đang loay hoay trong cách tiếp cận với vấn đề Trung Đông. Để bảo vệ các mục tiêu và giữ vững quan hệ đồng minh với Israel, Washington bị sức ép phải có hành động trả đũa bằng quân sự. Nhưng một đợt can dự bằng vũ trang lần nữa vào khu vực sẽ đẩy tâm lý bài Mỹ lên tầm cao mới và tạo thêm cơ hội cho các cường quốc khác tranh giành ảnh hưởng tại Trung Đông.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hé lộ" quan điểm của Mỹ về xung đột Israel - Hamas

    04:30, 23/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas gây gián đoạn chuỗi cung ứng

    Xung đột Israel - Hamas gây gián đoạn chuỗi cung ứng

    05:00, 27/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ

    Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ "trách nhiệm" của Mỹ

    03:30, 20/10/2023

  • Nga toan tính gì từ xung đột Israel - Hamas?

    Nga toan tính gì từ xung đột Israel - Hamas?

    04:00, 19/10/2023

  • Đóng băng nhiều tài khoản trên Binance vì liên quan cuộc chiến Israel

    Đóng băng nhiều tài khoản trên Binance vì liên quan cuộc chiến Israel

    05:00, 18/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Vấn đề nóng đặt ra với Trung Đông

    Xung đột Israel - Hamas: Vấn đề nóng đặt ra với Trung Đông

    03:30, 17/10/2023

TRƯỜNG ĐẶNG